Xem nhiều nhất
-
Khai mạc sự kiện Ngôi làng ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
-
Khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập năm 2019
-
Bế mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt năm 2019: Lung linh Việt Nam
-
Hội thi nấu ăn và cắm hoa nghệ thuật chủ đề: “Gia đình sum vầy” nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam
-
Di tích kiến trúc - nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Điểm đến hấp dẫn du khách tại Ngày hội Di sản văn hóa, du lịch Việt Nam 2019
Đêm vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: đặc sắc và ấn tượng
Ngày đăng: 12/02/2014(HIEC) - Lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã diễn ra vào lúc 19 giờ 30 tối 11/2/2014 tại Hội trường Thống Nhất, TPHCM.
Tham dự buổi lễ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương. Về phía Tổ chức UNESCO có bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam. Đại diện TPHCM có các đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Chủ tịch UBND thành phố Lê Hoàng Quân; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Thu Hà và các vị lãnh đạo thành phố; lãnh đạo các sở, ngành. Ngoài ra, còn có đại diện các lãnh sự quán nước ngoài; đại diện của 21 tỉnh, thành phố quê hương đờn ca tài tử; các nghệ sĩ, soạn giả và đông đảo người dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sự độc đáo của đờn ca tài tử Nam Bộ: "Việc UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự trân trọng và ngưỡng mộ của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam Bộ, của người Việt Nam chúng ta mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi thêm để bạn bè quốc tế hiểu nhiều hơn - sâu rộng hơn về một vùng Đất không chỉ anh dũng kiên cường trong đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn là một vùng quê hiền hòa - trù phú, một vùng sông nước mênh mang - lúa thơm trái ngọt và luôn đồng vọng tiếng đờn lời ca sâu nặng nghĩa tình".
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và Ông Hoàng Anh Tuấn, Bộ trưởng Bộ VHTT và DL trao quyết định công nhận cho đại diện các tỉnh, thành phố.
Tại buổi lễ, khán giả đã có dịp xem lại những tinh hoa của nghệ thuật đờn ca tài tử như hòa tấu của dàn nhạc tài tử TPHCM, song ca Mẹ và quê hương của Đồng Nai, tân cổ giao duyên Quê hương do NSND Bạch Tuyết trình diễn... Nét đặc sắc nhất của chương trình chính là việc đưa cảnh vật, con người trở về đúng với cái chất đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ; sự kết hợp hòa quyện giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn đã làm nên cái hồn của một loại hình nghệ thuật dân gian được lưu truyền hàng trăm năm qua.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đây là một dòng nhạc dân tộc hình thành do những người bình dân ở nông thôn ngẫu hứng hát ca sau những giờ lao động. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn phát triển theo nhịp sống của thời đại và ngày càng lan tỏa, cuốn hút nhiều thế hệ người chơi và thưởng lãm.
Ngày 05/12/2013, tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan, đờn ca tài tử Nam Bộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đêm vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử là một sự kiện có ý nghĩa rất lớn, là niềm tự hào của người dân Nam Bộ vì đây là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên ở phía Nam được thế giới công nhận.
Đại diện UNESCO đã trao bằng cho đại diện 21 tỉnh, thành phố quê hương của nghệ thuật đờn ca tài tử. Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ VH-TT&DL đã công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng, giữ gìn và phát huy giá trị độc đáo của loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Một số hình ảnh tại buổi lễ
Đông đảo người dân đến tham dự, chia vui khi nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.
Tái hiện không gian đờn ca tài tử với đặc trưng của vùng miệt vườn sông nước Nam Bộ
Đơn ca tài tử là loại hình nghệ thuật vừa mộc mạc, dân dã nhưng cũng không kém phần sang trọng
Thủ tướng và các vị lãnh đạo tặng hoa cho các nhân sĩ, nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong việc phát triển, trao truyền nghệ thuật đờn ca tài tử.
Trí Năng
Tin liên quan
- Lễ thượng đại kỳ và khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ Năm 2024 (16/09/2024)
- “Chuyến tàu huyền thoại” khai mạc Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 - năm 2024 (31/05/2024)
- Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (18/04/2024)
- Lễ xuất quân tuyên truyền lưu động Về với Điện Biên (27/03/2024)
- Khai mạc Hội thi Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (27/03/2024)
- Khai mạc Lễ hội Áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh (07/03/2024)
- Gần 5.000 thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh (27/02/2024)
- Đêm hội Nguyên tiêu Xuân Giáp Thìn 2024 tại Thành phố Hồ Chí Minh (24/02/2024)
- Đặc sắc Đêm thơ Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vần xưa vang bóng - Điệu mới giao hòa” (23/02/2024)
- Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Khai hạ - Cầu an đầu năm mới (16/02/2024)