Thứ Sáu 26/04/2024 15:07 GMT+7

TRIỂN LÃM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – SÂU ĐẬM NGHĨA TÌNH

Ngày đăng: 27/07/2017
Triển lãm kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017) tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, từ ngày 25/7/2017 đến ngày 3/8/2017
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi người: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và dành cho thương binh, gia đình liệt sĩ những tình cảm đặc biệt và tấm lòng thương yêu vô hạn.
Ảnh: Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”, ngày 27 tháng 7 năm 1947.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thông báo về việc nhận con các liệt sĩ làm con nuôi, ngày 07 tháng 11 năm 1946.
Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng chia sẻ về việc con trai của bác sĩ đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, ngày 07 tháng 01 năm 1947.
Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ, ngày 27 tháng 7 năm 1954.
Trước giờ khai mạc Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu tới viếng các liệt sĩ ở chiến khu Việt Bắc, tháng 3 năm 1951.
Hội Mẹ chiến sĩ Thái Nguyên đón thương binh về làng chăm sóc, mở đầu cho các phong trào hiếu nghĩa bác ái trong cả nước, năm 1951.
Nhân Kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập Nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tới đặt vòng hoa viếng các liệt sĩ tại nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và đón giao thừa Tết Bính Thân (1956) với anh em thương binh ở Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội. Tại đây, Người đã thân mật nói: “Các chú tàn nhưng không phế” và lời động viên, khích lệ của Bác đã trở thành khẩu hiệu hành động, phương châm sống của các thương binh, bệnh binh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nội, năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chụp ảnh lưu niệm với thân nhân các Anh hùng Liệt sĩ được tuyên dương tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III, ngày 07 tháng 6 năm 1956.
Nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm gia đình cụ Nguyễn Thị Khanh ở số nhà 19, phố Lò Đúc, Hà Nội, có 06 người con đang phục vụ trong quân đội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cán bộ, chiến sĩ và các đồng chí thương binh, bệnh binh đang điều trị tại Viện Quân Y (Hải Phòng), năm 1957.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Duẩn thăm Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội, năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng nhân dịp Quốc khánh 02 tháng 9 năm 1961 tại Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật các gia đình có công với cách mạng, ngày 11 tháng 02 năm 1969.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm gia đình bà Lê Thị Hợp ở Hà Nội, người được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng 2 vì đã có 01 người con hy sinh và 05 người con tại ngũ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Các đại biểu dự Hội nghị thương binh, gia đình liệt sĩ tiêu biểu toàn quốc lần thứ Nhất tại Thủ đô Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1977.
Chủ tịch nước Lê Đức Anh cùng các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng duyệt Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam tại lễ trao tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” lần thứ nhất tại Phủ Chủ tịch – Hà nội, ngày 19 tháng 12 năm 1994.
Để tôn vinh công lao to lớn của các Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, được sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng lấy nguyên mẫu Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) làm biểu tượng cho gần 50 ngàn Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước. Toàn bộ công trình nằm trên diện tích 15 ha, thuộc khu vực núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ. Phía trước tượng là quảng trường tiền môn với 30 ngọn đèn đá, tượng trưng cho 30 năm Mẹ chờ đợi ngày giải phóng.
Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở tỉnh Quảng Nam - biểu tượng của lòng yêu nước, sự hy sinh vô bờ bến cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 11 người con, rể, cháu của Mẹ đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Rành ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có 08 người con và hai cháu nội là liệt sĩ.
Đồng chí Trần Phú (1904 - 1931), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên, người chiến sĩ kiên cường, mẫu mực suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày 18 tháng 4 năm 1931 đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn và chết tại Nhà thương Chợ Quán Quận 5 vào ngày 06 tháng 9 năm 1931. Trước lúc hy sinh, đồng chí Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".
Người đoàn viên thanh niên Lý Tự Trọng (1914 – 1931) với câu nói đanh thép trước tòa án giặc: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” chính là biểu tượng sinh động của thanh niên Việt Nam trên con đường dấn thân cứu nước.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, người nữ chiến sĩ cộng sản kiên trung tham gia lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ đã hy sinh anh dũng ngày 24 tháng 3 năm 1941 tại Ngã Ba Giồng - Hóc Môn.
Tượng Liệt sĩ Nông Văn Dền (1929 -1943) tức Kim Đồng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng, đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ liên lạc cho cách mạng là tấm gương sáng của thiếu niên nhi đồng Việt Nam.
Thương binh, Anh hùng Lao động Ngô Gia Khảm nghiên cứu hóa chất để sản xuất vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Sự kiện ngày 09 tháng 01 năm 1950 đã đi vào lịch sử trở thành Ngày truyền thống Sinh viên Học sinh toàn quốc với hình ảnh liệt sĩ Trần Văn Ơn trường Pétrus Ký hy sinh anh dũng trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn.
Nữ Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu, chiến sĩ công an xung phong huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội tiến lên tiêu diệt hỏa lực địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mãi mãi là hình tượng sáng ngời khí thế tiến công của người chiến sĩ cách mạng.
Anh hùng liệt sĩ Bế Văn Đàn xung phong lấy vai làm giá súng cho đồng đội tiêu diệt quân thù trong chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Út (Út Tịch) – người phụ nữ miền Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang đã khẳng định tinh thần đấu tranhanh dũng của quân dân miền Nam qua câu nói bất hủ: “Còn cái lai quần cũng đánh. Đánh giặc để đời con khỏi khổ“.
Nữ sinh Quách Thị Trang đã hy sinh trong cuộc biểu tình của trên 5.000 học sinh – sinh viên chống chế độ độc tài “gia đình trị” Diệm – Nhu trước chợ Bến Thành, ngày 25 tháng 8 năm 1963.
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang, bất khuất trước mũi súng kẻ thù ngày 15 tháng 10 năm 1964 mãi là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng của thanh niên công nhân Việt Nam.
“Nhằm thẳng quân thù mà bắn” – hiệu lệnh của chiến sĩ Nguyễn Viết Xuân như tiếng kèn xung trận của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ còn âm vang mãi trong thế hệ trẻ Việt Nam.
Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Suốt, người đã chèo thuyền đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ, Quảng Bình vào Nam chiến đấu chống Mỹ cứu nước, Mẹ hy sinh ngày 13 tháng 10 năm 1968.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, sự hy sinh anh dũng của 10 trong số 12 cô gái Tiểu đội 4, Đại đội Thanh niên xung phong 552 đang san lấp hố bom khi làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông tại Ngã ba Đồng Lộc - một trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của địch ở Hà Tĩnh cuối năm 1968 đã tạo nên một “bản hùng ca”, một “huyền thoại” của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) – Tác giả bài thơ Dáng đứng Việt Nam - một trong những bài thơ tiêu biểu viết về người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đi vào nền văn học nước nhà. Anh hy sinh ngày 24 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càncủa quân đội Mỹ.
Hình ảnh liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm xông pha trong gian khổ, không quản ngại khó khăn để chăm sóc cho thương bệnh binh và đồng bào vùng kháng chiến với một tâm hồn lạc quan, yêu đời đã trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay noi theo.
Đội du kích xã Nhuận Đức, Củ Chi, năm 1972 - tất cả đều là những dũng sĩ diệt Mỹ.
Niềm vui ngày gặp mặt - Anh Lê Văn Thức người chiến sĩ cách mạng tỉnh Bến Tre bị địch đày ra Côn Đảo xúc động gặp lại người mẹ thân yêu trong ngày chiến thắng.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đời đời biết ơn sự hy sinh, cống hiến to lớn của các Anh hùng Liệt sĩ, Thương binh, người có công với cách mạng.
Ảnh: Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố cùng các đại biểu dâng hoa tại nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh dâng hương dâng hoa tưởng nhớ, tri ân các chiến sĩ, đồng bào trên mảnh đất Chiến khu An Phú Đông đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, ngày 11 tháng 02 năm 2016.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trao Huy hiệu 70, 60 năm tuổi Đảng và tặng hoa chúc mừng Đại tá Trần Thăng Phúc và Trung tá Hoàng Thị Thường cư ngụ tại Quận 5.
Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và Đoàn nghị sĩ các nước châu Á – Thái Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử căn cứ Rừng Sác, Cần Giờ nhân dịp dự Hội nghị chuyên đề Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngày 12 tháng 5 năm 2017.
Đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh thả hoa tưởng niệm các Liệt sĩ đã hy sinh trên thềm lục địa phía Nam Tổ quốc (DK1), tháng 4 năm 2012.
Tổ chức việc trao tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự ghi nhận của Tổ quốc đối với công lao to lớn và sự hy sinh cao cả của các Mẹ.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng chứng nhận danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” cho các Mẹ và đại diện gia đình các Mẹ, năm 2016.
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân đến đại diện gia đình 5 liệt sĩ tại Lễ Kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2013).
Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, thân nhân liệt sĩ và đại diện các gia đình người có công với cách mạng nhân Kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2015).
Đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thăm hỏi, tặng quà cho thân nhân các chiến sĩ Khởi nghĩa Nam kỳ, gia đình chính sách tại Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã Ba Giồng, xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn) nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940 – 23/11/2015).
Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng là việc làm thể hiện tình cảm, trách nhiệm “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
Ảnh: Quận 5 tổ chức Lễ trao tặng kinh phí phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng nhân Kỷ niệm 67 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, năm 2014.
Lễ truy điệu và cải táng 34 liệt sĩ thuộc E1 – F9 – Quân đoàn 4, hy sinh đợt II năm 1968 tại Bình Trị Đông, huyện Bình Chánh.
Ban Liên lạc cựu tù chính trị và tù binh thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp mặt truyền thống Kỷ niệm 36 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2011) với chủ đề “Sống như Anh”.
Các đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân nhận hỗ trợ thương binh nặng, đặc biệt nặng có hoàn cảnh khó khăn giao lưu tại buổi họp mặt do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 17 tháng 5 năm 2017.
Liên đoàn Lao động Quận 5 phối hợp với Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) tổ chức họp mặt tặng quà, bảo trợ cho hộ chính sách có công trên địa bàn.
Con em thương binh, gia đình liệt sĩ được dạy nghề may, tham gia sản xuất tại Công ty 27/7 trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho gia đình diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 và Bệnh viện Nguyễn Trãi tổ chức.
Phong trào xây dựng Nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng gặp hoàn cảnh khó khăn được phát động đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lan tỏa ra cả nước.
Ảnh: Lễ trao tặng Nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Bình, Phường 11, Quận 3.
Viện Kiểm sát Nhân dân Quận 11 hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà cho Ông Võ Văn Ba thương binh 1/4 cư ngụ tại Quận 11.
Để tưởng nhớ công ơn của các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ,đền tưởng niệm, bia tưởng niệm… Đây là một trong những hoạt động đền ơn đáp nghĩa, là nơi giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Ảnh: Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh – Nơi an nghỉ của những Anh hùng đã quên mình vì Tổ quốc.
Nghĩa trang liệt sĩ An Nhơn Tây trên vùng đất thép Củ Chi.
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi – Nơi tri ân của thế hệ hôm nay đối với những anh hùng đã xả thân vì nước trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Đền tưởng niệm Bến Nọc, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh – Nơi ghi công và tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.
Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng, huyện Hóc Môn – Địa chỉ đỏ để các tầng lớp nhân dân đến viếng thăm, tưởng niệm các đồng chí lãnh đạo Đảng, chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940.
Khu di tích dân công hỏa tuyến Mậu Thân 1968, huyện Bình Chánh – Nơi tưởng niệm những tấm gương sáng ngời của thanh niên vùng ven thành phố đã vượt qua gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc .
Công trình Bia tưởng niệm đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Công viên văn hóa Lê Thị Riêng Quận 10, là nơi để nhân dân thăm viếng, dâng hương vào các ngày lễ lớn của dân tộc.
Công trình Nhà tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Rành tại ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi với tổng diện tích khu đất hơn 1.100 m2 gồm các hạng mục: Nhà tưởng niệm, khối nhà của gia đình và sân vườn… là địa chỉ đỏ, điểm đến tham quan, học tập của nhân dân mọi miền Tổ quốc.
Ảnh:Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cắt băng khánh thành giai đoạn 2 công trình mở rộng Nhà tưởng niệm Mẹ Nguyễn Thị Rành.
Các đồng chí lãnh đạo cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể nhân dân Quận 11 thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm liệt sĩ Quận.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp hình lưu niệm cùng các đại biểu thành phố Hồ Chí Minh dự Hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2012 tại thành phố Đà Nẵng.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng trao Bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu tại Hội nghị Tổng kết phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", biểu dương tập thể và người có công toàn quốc tổ chức tại Hội trường Thành phố, tháng 7 năm 2007.
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trao đổi với các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc Biểu dương người có công tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh – Mùa Xuân 1975 tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015.
Đồng chí Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tặng Giấy khen cho các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn thành phố năm 2007.
Phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội cụ Hồ, những thương binh, bệnh binh luôn nêu cao truyền thống cách mạng, không ngừng phấn đấu vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực, tiếp tục đóng góp công sức xây dựng đất nước, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ phấn đấu noi theo.
Ảnh: Anh hùng Lao động Nguyễn Tấn Quang, thương binh 1/4 vượt qua số phận với nghị lực phi thường, được tặng 3 Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thương binh 1/4 Đỗ Kim Hồng (người thứ 2 từ trái qua) không quản ngại gian khổ tìm kiếm hơn 300 bộ hài cốt liệt sĩ trao lại cho thân nhân và các cơ quan chức năng quy tập về nghĩa trang liệt sĩ, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động .
Giáo sư Lý Hòa (người thứ 3, từ trái qua) - Anh hùng Lao động, thương binh 2/4 đã bền bỉ phấn đấu học tập, tận tụy cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, 13 năm là Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy khối Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.
Ông Trần Trọng Ân, thương binh 2/4 – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phường 10, Quận 8 luôn tích cực tham gia công tác tại địa phương, có nhiều đóng góp trong việc chăm lo và tạo việc làm cho gia đình chính sách, dân nghèo .
Ông Trần Anh Kiệt, thương binh 2/4 – chủ cơ sở nấu ăn Sáu Kiệt có nhiều đóng góp hỗ trợ cho các hộ dân nghèo và diện chính sách trên địa bàn Quận 8.
Ông Phan Như Tiếu, thương binh 3/4 - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh quận Tân Bình luôn tích cực đóng góp xây dựng địa phương và chăm lo cho các gia đình chính sách.
Thiết thực Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều hoạt động đầy tình nghĩa nhằm tôn vinh các anh hùng, liệt sĩ, thương binh và người có công đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.
Ảnh: Hội thi Tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017) do Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thu hút 24 Quận – Huyện tham gia.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 7
Lượt truy cập: 594794