Chủ Nhật 24/11/2024 15:14 GMT+7

Triển lãm “Giai cấp công nhân – Lực lượng tiên phong của Cách mạng Việt Nam”

Ngày đăng: 27/04/2020
Ngày 19 tháng 3 năm 1950, Đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn, trực tiếp là đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Linh đã phát động và lãnh đạo hàng vạn đồng bào Sài Gòn, trong đó có công nhân giương cao khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm” xuống đường tuần hành chính trị phản đối hai tàu chiến Mỹ Anderson và Sticker cập cảng Sài Gòn.
Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường đấu tranh phản đối Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, ngày 19 tháng 3 năm 1950.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Kiểu (1918 – 1968), là công nhân đồn điền cao su ở miền Đông Nam Bộ, hoạt động tích cực trong việc vận động và tổ chức các phong trào đấu tranh của công nhân. Năm 1954, ông được bầu làm Ủy viên Ban Công vận Trung ương Cục miền Nam, đặc trách phong trào công nhân cao su. Ảnh: Chân dung Anh hùng Trần Văn Kiểu và Bia tưởng niệm liệt sĩ Trần Văn Kiểu cùng liệt sĩ Lê Thị Riêng tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại khiến Nhân dân miền Nam bước vào một giai đoạn đấu tranh mới với nhiều phong trào yêu nước được khởi xướng, nhiều cuộc biểu tình phản đối đòi tự do, dân chủ… đã diễn ra. Ảnh: Công nhân ngành kiến trúc Sài Gòn biểu tình đòi trả tự do cho cán bộ nghiệp đoàn, ngày 1 tháng 5 năm 1958.
Từ giữa năm 1961, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc "chiến tranh đặc biệt" nhưng không thể ngăn cản phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn ngày một phát triển. Ảnh: Đông đảo công nhân và người dân Sài Gòn biểu tình trước chợ Bến Thành nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5, năm 1962.
Nhằm chống lại phong trào đấu tranh của công nhân, bọn chủ nhà máy và chính quyền Sài Gòn thực hiện âm mưu sa thải hàng loạt. Hàng ngàn công nhân các ngành nghề đã bãi công, biểu tình, tuần hành đòi tăng lương, cải thiện đời sống và chống sa thải, tạo nên không khí đấu tranh sôi sục trong toàn thành phố, đặc biệt là cuộc biểu tình, tuần hành của 30.000 công nhân vào ngày 21 – 22 tháng 9 năm 1964. Ảnh: Công nhân các ngành nghề biểu tình trước dinh Thủ tướng Sài Gòn, ngày 21 tháng 9 năm 1964.
Xe lam tập trung tại Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam phục vụ cho cuộc Tổng đình công ngày 21 – 22 tháng 9 năm 1964.
Công nhân người Hoa tham gia mít tinh hưởng ứng cuộc Tổng đình công ủng hộ công nhân Vimytex chống chế độ bóc lột của chính quyền Sài Gòn, ngày 21 tháng 9 năm 1964.
Công nhân dùng mặt nạ, bao ny-lông để đối phó với quân Mỹ xịt hơi cay đàn áp các cuộc biểu tình, năm 1964.
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, người công nhân Nhà máy điện Chợ Quán đặt mìn ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara hiên ngang trước giờ xử bắn, ngày 15 tháng 10 năm 1964.
Nhà in bí mật của báo Công nhân chữ Hoa ở Bến Hàm Tử Quận 5 (tiền thân của Báo Sài Gòn Giải phóng chữ Hoa hiện nay) hoạt động suốt thời kỳ chống Mỹ. 
Phong trào “Ba sẵn sàng” do Thành đoàn Hà Nội phát động thu hút đoàn viên, thanh niên, công nhân Thủ đô tham gia với quyết tâm xây dựng miền Bắc, chi viện cho miền Nam và sẵn sàng chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Ảnh: Đoàn viên, thanh niên, công nhân Hà Nội tại lễ phát động phong trào “Ba sẵn sàng”, đêm 9 tháng 8 năm 1964.
Hàng triệu phụ nữ là công nhân, nông dân ở miền Bắc tham gia phong trào “Ba đảm đang” vừa thi đua sản xuất, công tác, vừa xây dựng hậu phương vững chắc, sẵn sàng chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội những người xuất sắc trong phong trào “Ba đảm đang” của phụ nữ Thủ đô, ngày 2 tháng 12 năm 1965.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, giai cấp công nhân đã phát huy vai trò tiên phong thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn tham gia đấu tranh ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Ảnh: Công nhân, phụ nữ Sài Gòn hưởng ứng biểu tình chống Mỹ - ngụy trong ngày Quốc tế Lao động 1/5, năm 1966.
Ngày 26 tháng 12 năm 1966, hàng ngàn công nhân khuân vác ở cảng Sài Gòn tiến hành bãi công, biểu tình, tuần hành đòi tăng lương, cải thiện đời sống và chống sa thải.
Đại hội bất thường Công nhân viên văn phòng Esso Saigon, kho xăng dầu Nhà Bè, kho xăng Tân Sơn Nhất biểu quyết đình công, chống sa thải công nhân tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao công Việt Nam (nay là trụ sở Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh), năm 1966. 
Công nhân và Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn xuống đường đấu tranh chống trò hề bầu cử gian lận của Mỹ – Thiệu – Kỳ, ngày 3 tháng 9 năm 1967.
Các cuộc đấu tranh toàn diện và mạnh mẽ của các tầng lớp Nhân dân Sài Gòn đã chuẩn bị một bước nhảy vọt kỳ diệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ảnh: Lực lượng công nhân và Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình chống Mỹ - ngụy, năm 1968.
Công nhân bộ phận làm ống phóng lựu và AT của Z28, Đoàn 86 sản xuất vũ khí phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Công nhân nhà máy Vinatexco chiến đấu trong đợt I cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Công nhân Lý Quốc Hòa tham gia chiến đấu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Trong các công trường, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,…công nhân miền Bắc hăng hái thi đua, tăng gia sản xuất góp phần chi viện cho tiền tuyến chống Mỹ với khẩu hiệu thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Ảnh: Công nhân Đặng Thị Hà – gương phụ nữ điển hình, thợ dệt giỏi của Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.
Hưởng ứng phong trào Học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công nhân Nhà máy Cơ khí Hà Nội hăng hái thi đua sản xuất, năm 1970.
Công nhân Việt – Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn tham dự mít tinh tại Tổng Liên đoàn Lao động, ngày 1 tháng 5 năm 1971.
Báo chí Sài Gòn đăng tin về các cuộc đấu tranh, đình công của công nhân, đặc biệt là cuộc Tổng đình công của 26 nghiệp đoàn trong Ban vận động giảm thuế và tăng lương bổng từ ngày 29 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 1971.
Công nhân Hãng pin Con Ó đình công đòi quyền dân sinh dân chủ, ngày 7 tháng 10 năm 1971.
Đông đảo thanh niên công nhân, Nhân dân lao động Sài Gòn xuống đường biểu tình chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị..., năm 1973.
Ông Nguyễn Văn Lang (Bảy Kiếng), cán bộ công vận lãnh đạo công nhân đấu tranh bị đưa ra tòa xét xử, ngày 03 tháng 9 năm 1973.
Ngày 25 tháng 9 năm 1974, Ủy ban Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Khu Sài Gòn - Gia Định ra lời kêu gọi chống chính quyền Thiệu, đòi hòa bình, tự do, dân chủ. Ảnh: Làn sóng đấu tranh đòi Mỹ rút quân về nước, lật đổ ngụy quyền dâng lên mạnh mẽ khắp miền Nam, nhất là trong lực lượng công nhân, học sinh, sinh viên.
Giới báo chí trở thành một mũi xung kích công khai chống chế độ độc tài Nguyễn Văn Thiệu. Đông đảo các chủ báo, ký giả và công nhân tham gia mít tinh, diễu hành đấu tranh chống sắc luật 007, kềm kẹp báo chí của Thiệu, ngày 10 tháng 10 năm 1974.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, giai cấp công nhân Việt Nam đã phát huy vai trò tiên phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, góp phần đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh: Ngày 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng công nhân, Nhân dân lao động vui mừng chào đón đoàn quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng lãnh đạo Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh tham quan triển lãm sản phẩm công nghệ cao tại buổi gặp gỡ công nhân, lao động kỹ thuật cao của bảy địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2019.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng đại diện các Sở, ngành tham dự Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2025” nhằm thảo luận và đề xuất biện pháp xây dựng đô thị thông minh, làm rõ vai trò, vị trí của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với sự phát triển của Thành phố, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, người lao động trong việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ngày 20 tháng 3 năm 2019.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp tham dự Hội thảo “Đào tạo nhân lực trình độ quốc tế ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030” do Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức nhằm phát huy sáng kiến trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố, ngày 15 tháng 8 năm 2019.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khảo sát thực tế việc ứng dụng công nghệ thông tin và gặp gỡ đội ngũ nhân sự vận hành tại Trung tâm Điều hành giao thông thông minh, ngày 15 tháng 7 năm 2019.
Đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham quan mô hình robot được trưng bày tại Triển lãm “Tự hào công nhân Thành phố anh hùng”, ngày 26 tháng 6 năm 2018.
Ngày 20 tháng 12 năm 2019, tại Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai quy chế tích hợp, quản lý, vận hành, khai thác kho dữ liệu dùng chung của Thành phố cho các Sở, ban, ngành, quận, huyện để xây dựng Cổng dữ liệu cung cấp thông tin đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, hướng đến nền kinh tế số.
Hội thảo “Ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo Nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố” do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức nhằm đề ra các giải pháp trong việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, ngày 29 tháng 11 năm 2019.
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Thành phố được hướng dẫn thực hành nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trên thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao tay nghề có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Các học viên được trao chứng chỉ tại Lễ bế giảng “Khóa đào tạo lĩnh vực chế tạo, đóng gói, kiểm định và thương mại hóa linh kiện vi cơ điện tử (MEMS) do Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ Cao Thành phố phối hợp với Đại học TuDeft và Công ty Fabmax (Hà Lan) tổ chức.
Các thiết bị tự động, giải pháp công nghệ của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố được giới thiệu tại Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF 2018) với chủ đề “Kiến tạo đô thị sáng tạo, tương tác - vai trò vận động của doanh nghiệp”, ngày 23 tháng 11 năm 2018.
Triển lãm sản phẩm công nghệ do công nhân sáng chế thu hút khách tham quan tại buổi gặp gỡ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh với công nhân, chủ đề: “Công nhân, lao động kỹ thuật cao – một trong những động lực để phát triển đất nước” được tổ chức tại Hội trường Thành phố, ngày 05 tháng 5 năm 2019.
Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương doanh nghiệp thực hiện tốt công tác chăm lo cho công nhân lao động, năm 2018.
Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức hội nghị tuyên dương tập thể, cá nhân thực hiện tốt “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; công nhân, viên chức, lao động xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo và gương “Người tốt, việc tốt” năm 2018.
Các kỹ sư, công nhân tiêu biểu có nhiều sáng kiến, cải tiến, nghiên cứu khoa học thiết thực áp dụng vào quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh được tuyên dương tại Lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 19 - năm 2019 nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 – 20/8/2019), ngày 20 tháng 8 năm 2019.
Chương trình đi bộ hưởng ứng “Tháng Công nhân” lần thứ 11 gắn với phát động các công trình thi đua chào mừng Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2019) do Liên đoàn Lao động Quận 2 tổ chức, ngày 20 tháng 4 năm 2019.
Các kỹ sư Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dược Nanogen – Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, áp dụng công nghệ DNA và protein tái tổ hợp để phát triển các dược phẩm.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trang bị mô hình đa năng mô phỏng lâm sàng dựa trên công nghệ thực tế ảo hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho sinh viên y khoa, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố.
Các bác sĩ bệnh viện Bình Dân thực hiện ca phẫu thuật nội soi bằng robot – một trong những nỗ lực phát triển các kỹ thuật điều trị chuyên khoa sâu.
Bệnh viện Nhân dân 115 phối hợp với Bệnh viện Gia An 115 là đơn vị đầu tiên lắp đặt và triển khai phần mềm trí tuệ nhân tạo RAPID (được phát triển bởi Đại học Stanford - Hoa Kỳ) để hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán và điều trị đột quỵ.
Nhân viên y tế điều khiển robot khử khuẩn và lau sàn phòng cách ly tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phòng, chống dịch COVID-19, ngày 04 tháng 4 năm 2020. (Nguồn: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh)
Đội ngũ công nhân Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic ứng dụng công nghệ mới đóng hộp thuốc tự động tạo nên sản phẩm chất lượng cao.
Các kỹ sư phân tích mẫu thử bằng thiết bị hiện đại thay cho kính hiển vi nhằm nghiên cứu, đưa ra các giải pháp lai tạo giống cây trồng mới tại Khu Công nghệ Cao Thành phố.
Các kỹ sư nuôi cấy tế bào thực vật ứng dụng kết quả nghiên cứu lĩnh vực công nghệ sinh học từ phòng thí nghiệm vào trong sản xuất tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuyên gia Công viên phần mềm Quang Trung giới thiệu Khu thực nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp để kiểm soát chất lượng nông sản, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí sản xuất…
Công nhân Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Củ Chi điều khiển hệ thống đóng hộp sản phẩm sữa bò tự động.
Sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt - một trong những công ty cung cấp trứng gia cầm sạch hàng đầu tại Việt Nam.
Công nhân Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Unilever Việt Nam - Khu Công nghiệp Tây Bắc, huyện Củ Chi điều khiển thiết bị tự động đóng chai trong dây chuyền sản xuất.
Công nhân điều khiển thiết bị tự động sản xuất khuôn mẫu cơ khí tại Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn.
Kỹ sư kiểm tra tiến trình sản xuất pin năng lượng mặt trời thông qua bảng điều khiển tự động hóa tại Công ty Cổ phần Điện năng lượng Solar, Quận 12.
Nghiên cứu sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử ứng dụng cảm biến IoT (Internet of Things) tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử DGS, Khu Công nghệ cao.
Công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mtex - Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7 sản xuất linh kiện bán dẫn.
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang tham gia chương trình định hướng phát triển bền vững với chủ đề “Áp d ụng công nghệ 4.0 vào ngành Điện”.
Ảnh: Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất LED chip hiệu suất cao.
Công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm nhựa, sản xuất trên dây chuyền tự động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Cơ khí chính xác CNS Amura.
Công nhân kiểm tra chất lượng nhựa sản xuất trên dây chuyền tự động tại Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân.
Dây chuyền công nghệ dệt tự động tiên tiến vào sản xuất do Công ty Cổ phần Tập đoàn Thời trang Thái Tuấn đầu tư.
Kiểm tra và vận hành dây chuyền sản xuất tự động trên phần mềm quản trị tại Công Ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ, Khu Công nghiệp Tây Bắc, huyện Củ Chi.
Robot Euréka do nhóm nghiên cứu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh sáng chế tự động đưa thông tin và công bố kết quả Lễ tổng kết và trao giải thưởng Euréka 2017.
Giảng viên và nghiên cứu sinh Khoa Cơ khí trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vận hành robot Yaskawa tại Triển lãm Quốc tế ngành Điện, Máy móc thiết bị công nghiệp, Tự động hóa Việt Nam (EMA 2019).
Người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà và thực hiện phương thức thanh toán trực tuyến mua hàng hóa qua mạng Internet.
Vận hành robot vào hệ thống sản xuất tự động tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỹ sư Trương Trọng Toại giới thiệu sản phẩm robot trong hệ sinh thái Robot 3T của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Chế tạo máy 3C.
Nhóm nghiên cứu khoa học của anh Trần Mai Khiêm thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu dự án robot “Điều khiển đèn giao thông thông minh qua camera”.
Nhóm nghiên cứu khoa học của anh Hoàng Trung Hiếu thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào việc xử lý hình ảnh camera giao thông.
Quan sát, vận hành, điều hành giao thông qua camera tại Trung tâm Điều hành giao thông thông minh Thành phố.
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống điều hành lưới điện hiện đại SCADA-DMS (hệ thống kiểm soát, thu thập dữ liệu và quản lý phân phối điện).
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 32
Lượt truy cập: 1322575