Thứ Sáu 29/03/2024 17:48 GMT+7

Triển lãm “Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Bức tranh đa sắc màu”

Ngày đăng: 27/07/2020

{ Hát bội là bộ môn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng xây dựng đội ngũ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ thường xuyên biểu diễn, rèn nghề nhằm duy trì bộ môn nghệ thuật này.
Ảnh: Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội biểu diễn nhân dịp Lễ giỗ Đức Tả quân Lê Văn Duyệt thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân.}

{ Biểu diễn hát bội phục vụ công chúng tại đường đi bộ Nguyễn Huệ.

 

 }

{ Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 18, bắt nguồn từ nhạc Lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

Ảnh: Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ Đờn ca tài tử xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh.

}

{ Chương trình nghệ thuật Đờn ca tài tử, hò đối đáp trên sông nhân Lễ hội chào đón năm mới 2014 trên kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.

 

 

 

 

 

}

{ Chương trình “Sân khấu học đường” giới thiệu, giao lưu Đờn ca tài tử lần thứ I trên địa bàn Quận 1 do Trung tâm Văn hóa - Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 phối hợp tổ chức tại Trường Trung học Cơ sở Trần Văn Ơn, năm 2014.

}

{ Giải “Hoa sen vàng” – Liên hoan Đờn ca tài tử thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức hàng năm đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống Việt Nam trong tiến trình hội nhập với thế giới.

}

{ Lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 02 năm 2014.

 

}

 

{ Trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử của Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI – 2017.

 

}

{ Thành phố Hồ Chí Minh là cái nôi phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương – một loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long.

Ảnh: Một buổi hát cải lương tại đình làng.

}

{ Vở cải lương “Rạng ngọc Côn Sơn” – Tác giả: Xuân Phong; Đạo diễn: Nghệ sĩ Ưu tú Kim Tử Long do Sân khấu xã hội hóa Kim Tử Long biểu diễn, tháng 9 năm 2018.

 

}

{ Đoàn Cải lương Ánh Dương – Mô hình xã hội hóa biểu diễn phục vụ thiếu nhi với vở diễn “Hầu nhi cứu Chúa” tại Nhà Thiếu nhi quận Tân Bình.

 

}

 

{ Vở cải lương “Nhật thực” – Tác giả: Lê Duy Hạnh; Chuyển thể cải lương: Nguyên Phương; Đạo diễn: Lê Nguyên Đạt do Nhà hát thể nghiệm Thế giới trẻ (Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Sân khấu Sen Việt biểu diễn tại Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm 2019 tại Hà Nội, tháng 5 năm 2019. }

{ Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy chúc mừng các nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sân khấu cải lương trong Chương trình giao lưu, tôn vinh và biểu diễn Kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương, ngày 13 tháng 01 năm 2019, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ.

}

{Loại hình sân khấu kịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú.

Ảnh: Sân khấu kịch Hồng Vân là một trong những thương hiệu kịch nói xã hội hóa được yêu thích tại Thành phố Hồ Chí Minh.

}

{ Vở kịch “Dạ cổ hoài lang” của Sân khấu thể nghiệm 5B Võ Văn Tần đoạt cùng lúc 5 Huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu nhỏ Thành phố năm 1995, đến nay vẫn luôn thu hút khán giả.

}

{ Vở kịch “Nàng Antigone Việt Nam” là sự kết hợp giữa tuồng truyền thống Việt Nam và nghệ thuật kịch mặt nạ của Pháp do các diễn viên Việt – Pháp biểu diễn song ngữ tại Viện Trao đổi văn hóa với Pháp (Sân khấu IDECAF). }

{ Vở múa đương đại “Sương sớm” do Nhóm múa Arabesque của biên đạo múa Tấn Lộc biểu diễn tại Liên hoan múa đương đại Quốc tế, tháng 11 năm 2013.

 

}

{ “À Ố Show” là chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp giữa múa, xiếc, âm nhạc và những hình ảnh ước lệ về miền Nam, từ làng quê thôn dã, đến phố thị nhộn nhịp... thường xuyên biểu diễn tại Nhà hát Thành phố. Đây là một sản phẩm du lịch đặc sắc đậm chất nghệ thuật được du khách trong và ngoài nước yêu thích.

}

{ Chương trình liên hoan “Giai điệu mùa Thu” đã trở thành thương hiệu nghệ thuật hàn lâm của Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh: Vở nhạc kịch trinh thám “Yesterday's memory” – Tiết mục mở màn liên hoan Giai điệu mùa thu năm 2019.

 

 

 

}

{ Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo của Việt Nam được duy trì và phát huy tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh: Tiết mục múa rối nước do Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam biểu diễn phục vụ công chúng tại đường đi bộ Nguyễn Huệ.

}

{ Lễ hội múa rối Thành phố Hồ Chí Minh lần 2 năm 2019 thu hút hàng nghìn khách tham quan góp phần phát huy, bảo tồn giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc.

 

}

{ Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam (tiền thân là Đoàn Xiếc và Đoàn nghệ thuật Múa rối Thành phố Hồ Chí Minh) ra mắt khán giả với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sắc màu phương Nam”, ngày 18 tháng 7 năm 2014.

 

}

{ Cặp đôi nghệ sĩ xiếc Quốc Cơ – Quốc Nghiệp xuất sắc lọt vào chung kết và dành Top 5 Chương trình tìm kiếm tài năng nước Anh (Britain's Got Talent).

 

}

{ Múa lân sư rồng là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Hoa Thành phố Hồ Chí Minh nhằm cầu mong sự thuận lợi, may mắn, thái bình, thịnh vượng đến với mọi người, mọi nhà.

Ảnh: Múa rồng nhân dịp Lễ hội Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng).

}

{ Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm văn hóa lớn của cả nước với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật – lễ hội đa dạng, phong phú và đặc sắc.

Ảnh: Chương trình biểu diễn nghệ thuật cuối tuần phục vụ công chúng trước Nhà hát thành phố Hồ Chí Minh.

}

{ Biểu diễn nghệ thuật trong chương trình Cầu truyền hình “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần – Chí thép” Kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968 – 2018) do Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 21 tháng 01 năm 2018.

}

 

{ Chương trình nghệ thuật tái hiện đời sống văn hóa của ngư dân vùng biển Cần Giờ trong đêm khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ năm 2017 tại Công viên thị trấn Cần Thạnh.

 

}


{ Phong trào văn nghệ quần chúng và các Câu lạc bộ Văn hóa nghệ thuật ngày càng phát triển, góp phần làm phong phú, đa dạng đời sống văn hóa cộng đồng trên địa bàn Thành phố.

Ảnh: Các em Nhà Thiếu nhi Thành phố biểu diễn nhạc cụ dân tộc trước tượng đài Bác Hồ với Thiếu nhi.

 

 

}

{ Tiết mục múa dân gian dân tộc Chăm tham gia Liên hoan ca múa nhạc dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XIV chủ đề “Giai điệu quê hương” do Trung tâm Văn hóa Thành phố phối hợp với Trung tâm Văn hóa Quận 3 tổ chức.

}

{ Đoàn nghệ thuật quần chúng Thành phố Hồ Chí Minh tham gia Liên hoan Tiếng hát miền Đông lần thứ XVIII tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 20 tháng 4 năm 2018.}

 

{ Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng công tác quảng bá văn hóa nghệ thuật của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Ảnh: “Ngôi nhà âm nhạc Trúc Mai” của vợ chồng Nghệ sĩ Ưu tú Đinh Linh và Tuyết Mai là nơi bảo tồn những giá trị quý giá của âm nhạc dân tộc và quảng bá với du khách bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua âm nhạc truyền thống giàu ngữ điệu và âm sắc. }

{ Đêm giao lưu văn hóa đậm tình hữu nghị Việt Nam – Lào tại Thủ đô Viêng Chăn, tháng 6 năm 2012.

 

 

}

{ Biểu diễn âm nhạc dân tộc truyền thống Việt Nam tại Hàn Quốc chào mừng kỷ niệm 20 năm Quan hệ hợp tác – hữu nghị giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Busan - Hàn Quốc, năm 2015.

 

}

{ Chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày thành lập cộng đồng ASEAN do Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Công viên 23/9, ngày 31 tháng 12 năm 2015.

 

}

{ Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5 được tổ chức tại Công viên 23/9, Quận 1. Đây là một trong những sự kiện mở màn cho các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2018).

}

{ Chương trình nghệ thuật đặc sắc khai mạc Lễ hội văn hóa thế giới Thành phố Hồ Chí Minh - Gyeongju (Hàn Quốc) 2017 với chủ đề: “Giao lưu văn hoá vì một châu Á thịnh vượng chung” tại đường đi bộ Nguyễn Huệ.

 

}

{ Nhạc hội Cảnh sát thế giới lần thứ 20 tại Việt Nam – 2015 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 và 15 tháng 11 năm 2015.

 

 

 

 

 

}

{ Chương trình Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I – “Hò dô” 2019 được tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Huệ thu hút nhiều nghệ sĩ âm nhạc tài năng của thế giới cùng với các nhà sản xuất, nhạc sĩ, ca sĩ hàng đầu của Việt Nam tham gia, tháng 12 năm 2019.

}

{ Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập” là sự kiện giao lưu văn hóa được tổ chức thường xuyên với sự tham gia của đông đảo các cơ quan ngoại giao và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, nghiên cứu, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

}

{ Chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 231 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 - 2020) với chủ đề “Vang mãi những mùa xuân huyền thoại” diễn ra tại Hội Hoa Xuân – Công viên Văn hóa Tao Đàn, ngày 29 tháng 01 năm 2020.

}

{ Festival Nghệ thuật Dân gian Việt Nam lần I năm 2019 với chủ đề “Chung tay giữ hồn dân tộc” thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, từ ngày 13 đến 15 tháng 4 năm 2019

Ảnh: Tiết mục Đờn ca tài tử “Lý mừng xuân”.

 

 

}

{Chương trình khai mạc Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh 2019 do Sở Du lịch phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố thực hiện với chủ đề “Duyên dáng áo dài Thành phố Hồ Chí Minh” tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, ngày 02 tháng 03 năm 2019.

}

{ Ngày hội gia đình hạnh phúc năm 2019 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố tổ chức với chủ đề “Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình” tại Công viên 23/9 (Quận 1), ngày 23 tháng 6 năm 2019.

Ảnh: Trao giải Hội thi nấu ăn “Cả nhà vào bếp” tại Ngày hội.

}

{ Ngày hội Văn hóa đọc 2019 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức với chủ đề “Đọc để thay đổi tương lai” nhằm lan tỏa phong trào đọc sách trong cộng đồng, góp phần đưa sách đến đông đảo tầng lớp Nhân dân, đưa văn hóa đọc trở thành nét văn hóa của Thành phố.

Ảnh: Không gian đọc sách cho người khiếm thị tại Ngày hội.}

 

{ Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách, những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng phát triển văn hóa đọc.

Ảnh: Du khách tham quan Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý năm 2020 với chủ đề “Điều kỳ diệu từ sách”.

}

 

{ Chợ hoa Bến Bình Đông, Quận 8 nhộn nhịp với các loại hoa, cây kiểng từ các làng hoa ở nhiều nơi tụ về phục vụ người dân Thành phố tham quan, mua sắm mỗi dịp Xuân về. Đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm là một trong những hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

}


 

Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 4
Lượt truy cập: 503494