Thứ Bảy 14/12/2024 19:51 GMT+7

Triển lãm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tấm gương hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân

Ngày đăng: 24/08/2023

 

{ }

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888, trong một gia đình nông dân ở Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Ảnh: Cụ ông Tôn Văn Đề (1865 - 1939) là thân sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Cụ bà Nguyễn Thị Dị (1870 - 1946) là thân mẫu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

}

{ Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống những năm tháng niên thiếu ở Cù lao Ông Hổ.

}

{ Với tuổi trẻ ham học, ham hiểu biết, ngoài học chữ, Đồng chí Tôn Đức Thắng còn được dạy về các tấm gương dũng cảm, bất khuất của những nhà yêu nước. Từ đó, sớm hun đúc và bồi đắp lòng yêu nước, thương dân trong cậu học trò nhỏ. Ảnh: Trường Tiểu học Long Xuyên, nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã học thời niên thiếu.

}

{ Năm 1906, với tuổi thanh niên tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nước, thương nòi, anh thanh niên Tôn Đức Thắng quyết định rời quê hương lên Sài Gòn lập nghiệp và sinh sống. Ảnh: Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX và hình ảnh thanh niên Tôn Đức Thắng năm 18 tuổi.

 

}

{ Rời quê hương lên Sài Gòn, người thanh niên Tôn Đức Thắng chọn con đường học nghề và làm thợ. Đây là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời Tôn Đức Thắng. Ảnh: Công xưởng Ba Son do Pháp xây dựng năm 1863, nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng làm thợ máy những năm 1910 – 1912.

}

{ Trường Cơ khí Á Châu (hay còn gọi là Trường Bá Nghệ) nơi học sinh Tôn Đức Thắng học nghề (niên khoá 1915 – 1917). }

{ Báo “Đuốc Nhà Nam” xuất bản tại Sài Gòn viết về thanh niên Tôn Đức Thắng trong thời gian học nghề tại Sài Gòn, tháng 6 năm 1930. }

{ Tháng 9 năm 1916, Tôn Đức Thắng bị động viên sang Pháp làm lính thợ và được điều tới Quân cảng Tulông, làm việc trên Chiến hạm France. Thời gian này, đồng chí tích cực tham gia vào cuộc vận động đấu tranh chính trị trong hàng ngũ thủy thủ Pháp. Ảnh: Chiến hạm France.

}

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng (mặc đồ trắng) và các bạn lính thợ tại Quân cảng Tulông - Pháp, năm 1916.

 

 

}

{ Tháng 4 năm 1919, Chiến hạm France được lệnh tiến vào Biển Đen, tấn công nước Nga. Tôn Đức Thắng đã cùng anh em binh lính trên chiến hạm dũng cảm đứng lên phản chiến. Anh đã kéo lá cờ đỏ trên Chiến hạm để chào mừng Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Bài thơ Hắc Hải của nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết về người thủy thủ Việt Nam Tôn Đức Thắng. }

{ Năm 1920, bị trục xuất khỏi nước Pháp, trở về Sài Gòn, Tôn Đức Thắng tích cực tham gia hoạt động nghiệp đoàn và phong trào của giai cấp công nhân, thành lập và lãnh đạo công hội bí mật ở Sài Gòn. Đây là hình thức tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Ảnh: Cảng Sài Gòn, một trong những nơi có nhóm Công hội bí mật hoạt động tại Sài Gòn đầu những năm 1920. }

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng và Công hội bí mật đã tổ chức và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn, đánh dấu sự chuyển biến của phong trào công nhân từ tự phát lên tự giác. Ảnh: Xưởng Ba Son, nơi diễn ra cuộc đấu tranh của hơn 1.000 công nhân dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Công hội bí mật, tháng 8 năm 1925. }

{ Công nhân Ba Son dưới sự lãnh đạo của Công hội bí mật đã tham gia lễ an táng nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh, tháng 3 năm 1926.

}

{ Đầu năm 1927, Tôn Đức Thắng liên lạc với các học trò của Nguyễn Ái Quốc và cùng với một số cán bộ lãnh đạo Công hội chính thức trở thành hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, hoạt động ở Nam kỳ. Ảnh: Đình Bình Đông, Quận 8, nơi hội họp, sinh hoạt của hội viên Công hội và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tháng 4 năm 1927. }

{ Toàn cảnh nhà tù Côn Đảo - nơi được coi là địa ngục trần gian. Trong thời gian bị giam tại đây, đồng chí Tôn Đức Thắng đã tham gia vận động thành lập Chi bộ Cộng sản nhà tù Côn Đảo nhằm phát động các cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ lao tù, tổ chức học tập lý luận chính trị, biến nhà tù thành trường học Cộng sản. }

{ Khám 9 – Banh 1, nơi thực dân Pháp giam giữ đồng chí Tôn Đức Thắng và các chiến sĩ cộng sản. Đây là nơi biên soạn và lưu hành tờ báo “Ý kiến chung” của Chi bộ Đảng tại nhà tù Côn Đảo. }

{ Xiềng xích, còng và cùm được thực dân Pháp sử dụng để tra tấn tù nhân tại nhà tù Côn Đảo, trong đó có đồng chí Tôn Đức Thắng. }

{ Mô hình “Hầm xay lúa” tại nhà tù Côn Đảo – nơi đồng chí Tôn Đức Thắng bị bắt lao động khổ sai được phục dựng trong hệ thống trưng bày tại Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở An Giang.

 

 

}

{ Nhà đèn Côn Đảo, nơi in ấn, cất giấu tài liệu của tù nhân Cộng sản.

}

{ Tháng 8 năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh. Đảng ta chớp thời cơ lãnh đạo Nhân dân cả nước vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ảnh: Nhân dân Sài Gòn mít tinh, biểu tình giành chính quyền, tháng 8 năm 1945. }

{ Ngày 23 tháng 9 năm 1945, tàu Phú Quốc cùng 25 chiếc thuyền rời Côn Đảo đưa 1.800 tù chính trị trở về đất liền. Chiếc canô mang tên Giải phóng do chính đồng chí Tôn Đức Thắng lái cập bến Đại Ngãi (Sóc Trăng). Tranh vẽ: Đồng chí Tôn Đức Thắng lái cano đưa các chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo trở về đất liền, năm 1945. }

{ Từ Côn Đảo trở về đúng vào ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn hòng cướp nước ta một lần nữa, đồng chí Tôn Đức Thắng cùng với những cán bộ trung kiên của Đảng hòa ngay vào cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ. Ảnh: Trường Lasan Taberd (Sóc Trăng) – nơi ở và hoạt động của đồng chí Tôn Đức Thắng sau khi từ Côn Đảo trở về đất liền, tháng 9 năm 1945. }

{ Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cả nước tham gia bỏ phiếu bầu Quốc hội đầu tiên, đồng chí Tôn Đức Thắng - Người đại biểu ưu tú của miền Nam thành đồng được Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Các đại biểu Quốc hội khóa I dự Kỳ họp thứ nhất tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2 tháng 3 năm 1946. }

{ Tháng 3 năm 1946, đồng chí Tôn Đức Thắng được Trung ương Đảng và Chính phủ điều động ra công tác ở Trung ương. Từ đây, đồng chí Tôn Đức Thắng luôn sát cánh bên Chủ tịch Hồ Chí Minh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tôn Đức Thắng tại chiến khu Việt Bắc.

}

{ Tháng 1 năm 1948, đồng chí Tôn Đức Thắng được Hội nghị Trung ương mở rộng bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương và sau đó được cử làm Trưởng ban vận động thi đua ái quốc Trung ương. Đồng chí đã có nhiều đóng góp trong việc làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về thi đua yêu nước trở thành động lực của cuộc kháng chiến, kiến quốc. Ảnh: Các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước của Đảng và Chính phủ, năm 1949. }

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng dự Hội nghị Toàn quốc của Đảng bàn về Tổng phản công, năm 1949.

}

{ Tháng 2 năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang nhằm tổng kết quá trình kháng chiến và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc, dân chủ Nhân dân. Tại Đại hội, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. }

{ Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc đã diễn ra Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh Liên Việt, thành lập Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Mặt trận Liên Việt. Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự, đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tôn Đức Thắng và các đại biểu dự Đại hội thống nhất Mặt trận Liên Việt, tháng 3 năm 1951. }

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt chủ trì một tổ công tác thảo luận về Luật cải cách ruộng đất trong Hội nghị Liên tịch giữa Ủy ban Thường trực Quốc hội khóa I và Mặt trận Liên Việt tại Việt Bắc, ngày 25 tháng 12 năm 1953. }

{ Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đồng chí Tôn Đức Thắng trở về Hà Nội tiếp tục tham gia lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trên phạm vi cả nước. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tôn Đức Thắng, Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Chính phủ trên lễ đài mừng chiến thắng tại Thủ đô Hà Nội, tháng 5 năm 1955. }

{ Tháng 9 năm 1955, tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa I, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội.

}

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng đọc diễn văn khai mạc Đại hội thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất. Đại hội quyết định đổi tên Mặt trận Dân tộc Thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự, đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tháng 9 năm 1955. }

{ Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước chứng kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp mới, ngày 1 tháng 1 năm 1960. }

{ Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1960. }

{ Tháng 9 năm 1960, Đảng Lao động Việt Nam đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà. Tại Đại hội, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

 

}

{ Trên cương vị Phó Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí Tôn Đức Thắng đã động viên toàn dân đoàn kết thành một khối thống nhất, ra sức thi đua lao động sản xuất và chiến đấu quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ IV, tháng 12 năm 1966. }

{ Trong khi cùng Trung ương Đảng chỉ đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Bác Tôn luôn canh cánh trong lòng nhiệm vụ đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng chí đã góp sức cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Ảnh: Bác Tôn tiếp các Anh hùng, Dũng sĩ miền Nam ra miền Bắc dự Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước lần thứ IV, tháng 12 năm 1966. }

{ Đồng chí Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chúc mừng năm mới 1969 tại Văn phòng Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. }

{ }

{ Ngày 22 tháng 9 năm 1969, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa III – phiên họp đặc biệt truy điệu tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và bầu chọn người kế tục chức vụ Chủ tịch nước, đồng chí Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). }

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Lễ kỷ niệm lần thứ 40 Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 – 3/2/1970).

}

{ Trên cương vị, trọng trách người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Tôn Đức Thắng luôn quan tâm, chăm lo đời sống Nhân dân, động viên toàn dân, toàn quân ra sức lao động, sản xuất, sẵn sàng chiến đấu để thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ, đưa sự nghiệp chống đế quốc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Ảnh: Chủ tịch Tôn Đức Thắng thăm công nhân công trình đê T 100 trên Sông Đáy, ngày 16 tháng 9 năm 1971. }

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng trồng cây trên đồi Thánh Gióng, huyện Sóc Sơn, Thủ đô Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 1972. }

{ Ngày 14 tháng 2 năm 1972, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đến thăm và căn dặn anh chị em dân quân tự vệ Thủ đô Hà Nội phải cảnh giác cao độ, vừa sản xuất giỏi vừa sẵn sàng chiến đấu.

}

{ Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng với các đại biểu Thanh niên “Năm xung phong” miền Nam dự Đại hội Thanh niên “Ba sẵn sàng” toàn miền Bắc, ngày 12 tháng 5 năm 1973.

 

 

}

{ Bác Tôn và đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, tháng 9 năm 1973. }

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước với các nữ Anh hùng trong đoàn đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng do bà Nguyễn Thị Định dẫn đầu ra dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IV, năm 1974. }

{ Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Sài Gòn Dương Văn Minh, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. }

{ Ngay sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đúng theo mong ước của Bác Hồ kính yêu, ngày 13 tháng 5 năm 1975, Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã vào miền Nam thăm đồng bào, đồng chí sau 30 năm khao khát chờ mong và dự lễ mừng chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Ảnh: Chủ tịch Tôn Đức Thắng trên lễ đài đọc diễn văn mừng chiến thắng tại Sài Gòn, ngày 15 tháng 5 năm 1975. }

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng về thăm gia đình ông Nguyễn Văn Đặng là cơ sở cách mạng trong hai thời kỳ kháng chiến ở xã An Phú Đông, huyện Hóc Môn, năm 1975. }

{ Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng thăm thành phố Huế sau khi miền Nam được giải phóng, năm 1975.

 

}

{ Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng chí Tôn Đức Thắng được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiếp tục đóng góp vào công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước.

}

{ Cùng với thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước, từ ngày 14 đến 20 tháng 12 năm 1976, Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Tôn Đức Thắng tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

}

{ “... Bác Tôn là hiện thân rực rỡ nhất những đức tính mà Bác Hồ đòi hỏi một người chiến sĩ cách mạng, mỗi đảng viên cộng sản trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, được đồng bào, đồng chí cả nước và bầu bạn năm châu tin cậy, mến phục...” (Trích bài viết “Chủ tịch Tôn Đức Thắng – tấm gương trong sáng về chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế cao cả, biểu hiện sinh động về khí phách, phẩm chất của dân tộc” của đồng chí Võ Trần Chí - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh). }

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng là tấm gương sáng mẫu mực về lối sống khiêm tốn, giản dị, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính. Ảnh: Trang phục, đồ dùng sinh hoạt và đôi giày bata tập thể dục của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được trưng bày tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

}

{ Bộ đồ nghề làm mộc và sửa xe đạp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được trưng bày tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh. }

{ Gia đình Bác Tôn (Bác Tôn, bác gái Đoàn Thị Giàu cùng hai con gái Tôn Thị Nghiêm và Tôn Thị Hạnh) tại Sài Gòn năm 1926. }

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng gia đình tại ngôi nhà ở Hà Nội.

}

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng về thăm lại ngôi nhà thời thơ ấu và họp mặt thân mật cùng gia đình, bà con ở xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

 

 

}

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng xúc động gặp lại người em trai Tôn Đức Nhung sau 30 năm trong chuyến về thăm quê nhà tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, năm 1975. }

{ Ngày 30 tháng 3 năm 1980, Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần tại Thủ đô Hà Nội trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế. Ảnh: Tang lễ Chủ tịch Tôn Đức Thắng được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. }

{ Lễ truy điệu Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1980.

}

{ Chủ tịch Tôn Đức Thắng – nhà lãnh đạo mẫu mực, người Cộng sản kiên cường của dân tộc Việt Nam. }

{ Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc mừng đồng chí Tôn Đức Thắng nhận Giải thưởng Xtalin “Về sự nghiệp củng cố hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc” do Ủy ban giải thưởng hòa bình quốc tế Xtalin trao tặng, tháng 12 năm 1955. }

{ Do những cống hiến xuất sắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trong sự nghiệp bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng chí Tôn Đức Thắng được Đảng, Nhà nước tặng Huân chương Sao Vàng - Phần thưởng cao quý nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1958. }

{ Huân chương Soukhe – Bator, Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Mông Cổ do Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng vì những cống hiến to lớn cho sự nghiệp hòa bình, hữu nghị và chủ nghĩa xã hội, củng cố tình anh em giữa Nhân dân Việt Nam và Nhân dân Mông Cổ nhân Kỷ niệm lần thứ 90 Ngày sinh của Bác Tôn, tháng 8 năm 1978. }

{ Ngôi nhà nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng sống thời niên thiếu tại Cù lao Ông Hổ, làng An Hòa, tổng Định Thành Hạ, hạt Long Xuyên, nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang được công nhận là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, ngày 10 tháng 5 năm 2012. }

{ Đền tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Cù lao Ông Hổ (nay là Ấp 2, xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang) được khánh thành nhân Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1998).

}

{ Bảo tàng An Giang – nơi có khu trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

 

}

{ Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

 

 

}

{ Lễ gắn bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại xưởng Cơ Khí – Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 1993. }

{ Lễ khánh thành Tượng học sinh Tôn Đức Thắng và gắn bia lưu niệm tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 1996.

}

{ Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Tôn Ðức Thắng - Nhà yêu nước lớn, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, mẫu mực. }

{ Nhà tưởng niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Đình Bình Đông, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

}

{ Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao Bằng khen cho các kỹ sư, công nhân tiêu biểu tại Lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng lần thứ 22, ngày 19 tháng 8 năm 2022. }

{ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh với cơ sở vật chất hiện đại là nơi đào tạo đội ngũ tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.

}

{ Đoàn viên, thanh niên tham quan triển lãm Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018) do Ban Tổ chức các ngày Lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, ngày 17 tháng 8 năm 2018. }

{ Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, với đức tính khiêm tốn, giản dị, yêu thương đồng bào, đồng chí, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là biểu tượng sáng ngời về phẩm chất cao đẹp của người Cộng sản, người kế nhiệm thực hiện thành công di chúc của Bác Hồ kính yêu, là tấm gương mẫu mực cho thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Ảnh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Dâng Người một bài ca” nhân Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018) tổ chức tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. }


Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 3
Lượt truy cập: 1398171