Xem nhiều nhất
-
Bộ ảnh Triển lãm tranh cổ động “Kiên quyết giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo Việt Nam”
-
BỘ TRANH CỔ ĐỘNG KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ QUÝ IV NĂM 2021
-
Triển lãm Chung tay giữ vững chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa và biên giới - biển, đảo Việt Nam
-
Triển lãm “Tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid – 19 vì một Việt Nam an toàn, khỏe mạnh”
-
Triển lãm “Giai cấp công nhân – Lực lượng tiên phong của Cách mạng Việt Nam”
Triển lãm “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước”
Ngày đăng: 27/04/2020{ }
{ Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ, Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ là “những tiếng súng báo hiệu cho cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc, là bước đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”. }
{ Nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945. }
{ Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công trụ sở chính quyền cách mạng non trẻ tại Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nhất tề đứng lên quyết chiến với kẻ thù xâm lược.
Ảnh: Nhân dân Củ Chi đào hào, đặt chông chống thực dân Pháp trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, tháng 9 năm 1945. }
{ Ngày 19 tháng 3 năm 1950, hàng ngàn đồng bào Sài Gòn xuống đường đấu tranh phản đối Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Cuộc biểu tình đã đạt được thắng lợi và đi vào lịch sử, trở thành Ngày Toàn quốc chống Mỹ. }
{ Với âm mưu biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, từ năm 1954 – 1960, Mỹ – Diệm tiến hành chiến lược chiến tranh đơn phương, điên cuồng đàn áp, tàn phá nhằm tiêu diệt phong trào cách mạng miền Nam.
Ảnh: Bom đạn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tàn phá nhà cửa, gây nên nhiều vụ thảm sát dân lành. }
{ Từ giữa năm 1961, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”. Được sự hỗ trợ của Mỹ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược", nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam.
Ảnh: Người dân quyết bám đất giữ làng, chống chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược của Mỹ - Ngụy. }
{ Quần chúng Nhân dân và Phật tử biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm, năm 1963. }
{ Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở đường đưa phong trào phá ấp chiến lược lên đỉnh cao.
Ảnh: Chiến thắng Ấp Bắc, tháng 1 năm 1963. }
{ Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", từ năm 1965- 1968, Mỹ chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam với mục đích “tìm diệt” và “bình định”.
Ảnh: Máy bay lên thẳng của Mỹ ồ ạt đổ quân xuống Tây Ninh. }
{ Đầu năm 1966, Mỹ đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới" thiện chiến và nổi tiếng tàn bạo đến lập căn cứ ở Đồng Dù, sát với hệ thống địa đạo Bến Đình nhằm phối hợp với đồn bót xung quanh, đặc biệt là huyện lỵ Củ Chi để tạo thế bao vây khống chế toàn bộ căn cứ của ta.
Ảnh: Lối đánh thoắt ẩn thoắt hiện, xuất quỷ nhập thần từ lòng đất của du kích Củ Chi khiến quân Mỹ hoang mang tột độ. }
{ Đồng bào trong ấp chiến lược ra căn cứ tặng quà và tiếp tế lương thực cho bộ đội Tiểu đoàn Quyết Thắng bám trận địa, năm 1967. }
{ Năm 1968, quân và dân ta đồng loạt mở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, đánh địch ở 04 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan đầu não trung ương, địa phương của địch; báo hiệu sự thất bại thảm hại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam.
Ảnh: Quân Giải phóng tiến đánh Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. }
{ Một góc Tổng nha Cảnh sát Đô thành của Ngụy quyền Sài Gòn bị chiến sĩ an ninh T4 đánh sập trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. }
{ Thất bại nặng nề trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tăng cường xây dựng lực lượng và củng cố chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.
Ảnh: Tháng 6 năm 1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời và thông qua Bản tuyên bố yêu cầu Mỹ rút quân về nước và từ bỏ chế độ tay sai Thiệu - Kỳ - Khiêm độc tài, hiếu chiến. }
{ Thắng lợi của mặt trận Đường 9 - Nam Lào năm 1971 đã làm thất bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và đập tan mưu đồ cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh của đế quốc Mỹ, đồng thời tạo sức mạnh cho quân ta chuẩn bị tiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh: Quân ta chiến đấu kiên cường bảo vệ từng tấc đất ở Thành cổ Quảng Trị, năm 1971. }
{ Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, ngày 18 tháng 12 năm 1972, Tổng thống Mỹ Ních-Xơn đã chỉ đạo không quân Mỹ điên cuồng đánh phá Hà Nội, Hải Phòng… Sau 12 ngày đêm chiến đấu, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, quân và dân ta đã lập nên chiến công vang dội “Điện Biên Phủ trên không”.
Ảnh: Máy bay chiến lược B52 của Mỹ bị bộ đội Phòng không – Không quân Việt Nam bắn rơi tại Hà Nội, năm 1972. }
{ Toàn cảnh phiên họp cuối cùng của Hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27 tháng 01 năm 1973. }
{ Bản hiệp định Pari năm 1973. }
{ Mặc dù đã rút quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn âm mưu củng cố ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Ảnh: Các tầng lớp Nhân dân Sài Gòn – Gia Định biểu tình chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đòi thi hành Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, thả tù chính trị…}
{ Đường Trường Sơn, con đường huyền thoại vận chuyển quân lương, vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam - Một mặt trận làm tiêu hao sinh lực địch, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. }
{ Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang miền Bắc hăng hái lên đường chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. }
{ Chiến dịch Nông Sơn – Thượng Đức, Quảng Nam (từ ngày 17/7 đến 25/8/1974) là trận thử sức giữa chủ lực ta với lực lượng tinh nhuệ của quân đội Sài Gòn. Thắng lợi của chiến dịch góp phần đánh bại kế hoạch bình định lấn chiếm của địch và làm tăng thêm quyết tâm giải phóng miền Nam trong vòng hai năm 1975 – 1976 của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.
Ảnh: Quân Giải phóng đánh chiếm căn cứ Thượng Đức, tỉnh Quảng Nam. }
{ Tháng 10 năm 1974, đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975. }
{ Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (từ ngày 13/12/1974 đến ngày 6/1/1975) đã góp phần làm thay đổi đáng kể tương quan và thế trận giữa địch và ta trên chiến trường Đông Nam bộ, là một trong những nhân tố mới rất quan trọng để Bộ Chính trị hạ quyết tâm chỉ đạo giải phóng miền Nam trong mùa Xuân 1975. }
{ Ngày 4 tháng 3 năm 1975, chiến dịch Tây Nguyên chính thức nổ ra, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên báo hiệu sự sụp đổ của Mỹ - ngụy.
Ảnh: Ngày 10 tháng 3, quân ta tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là trận thắng mở màn của toàn chiến dịch. }
{ Trận tiến công chiến lược Huế - Đà Nẵng toàn thắng vào cuối tháng 3 năm 1975 làm sụp đổ hệ thống phòng ngự lớn nhất của Mỹ - ngụy ở miền Trung.
Ảnh: Ngày 26 tháng 3 năm 1975, quân ta giải phóng hoàn toàn thành phố Huế. }
{ Quân Giải phóng tiến vào giải phóng Đà Nẵng, ngày 29 tháng 3 năm 1975. }
{ Quân giải phóng tiến về thị xã Nha Trang, ngày 2 tháng 4 năm 1975. }
{ Ngày 3 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng làm chủ hoàn toàn Căn cứ hải quân Cam Ranh. }
{ Từ ngày 11/4 đến ngày 29/4/1975, Hải quân nhân dân Việt Nam đã thần tốc, táo bạo, phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng chiến đấu giải phóng các đảo của quần đảo Trường Sa. Đây là chiến công có ý nghĩa chiến lược của Hải quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ảnh: Quân đội ta hoàn toàn làm chủ đảo Trường Sa, ngày 29 tháng 4 năm 1975. }
{ Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị quyết định đặt tên cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định là Chiến dịch Hồ Chí Minh với phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
Ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh. }
{ Lữ đoàn Công binh 25 khẩn trương phục vụ cho các binh đoàn từ Bắc vào Nam tập kết cho Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. }
{ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc, góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ.
Ảnh: Các kho vũ khí, quân lương được tập kết vào chiến trường Nam Bộ chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam. }
{ Binh chủng tăng, thiết giáp Quân Giải phóng chuẩn bị lực lượng trước giờ tổng công kích vào Sài Gòn. }
{ Cuộc tiến công nổi dậy đồng loạt ở đồng bằng sông Cửu Long, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, hình thành bàn đạp bao vây Sài Gòn – Gia Định.
Ảnh: Quân giải phóng vượt sông Vàm Cỏ Đông tiến về Sài Gòn. }
{ Sư đoàn 5 tiến công địch ở Long An. }
{ Các chiến sĩ Quân đoàn 1 thực hiện cuộc hành quân thần tốc, tiến về giải phóng Sài Gòn. }
{ Các đơn vị bộ binh và xe tăng thần tốc tiến về giải phóng Xuân Lộc, đập tan “cánh cửa thép” – cửa ngõ phía Đông Sài Gòn. }
{ Bắt đầu từ 17 giờ ngày 26 tháng 4 năm 1975, quân ta từ 5 hướng tiến công vào các tuyến phòng thủ vòng ngoài, chuẩn bị tổng công kích vào nội đô Sài Gòn.
Ảnh: Cánh quân Tây Nam tiến công khu viễn thông Phú Lâm – Sài Gòn, ngày 27 tháng 4 năm 1975. }
{ Quân giải phóng đánh chiếm căn cứ Đồng Dù, “cánh cửa thép” án ngữ phía Tây Bắc Sài Gòn, sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975. }
{ Quân đoàn 1, cánh quân hướng Bắc đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. }
{ Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30 tháng 4 năm 1975. }
{ Sư đoàn 9, Đoàn 232 đánh chiếm Biệt khu Thủ đô, sáng 30 tháng 4 năm 1975. }
{ Các chiến sĩ Hải quân làm chủ tàu thuyền của địch tại Cảng Sài Gòn. }
{ 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Dương Văn Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. }
{ Nhân dân Mỹ Tho nổi dậy cùng với Bộ đội địa phương giải phóng quê hương. }
{ Thị xã Bạc Liêu được giải phóng, ngày 30 tháng 4 năm 1975. }
{ Cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tung bay trên đỉnh cột cờ căn cứ Năm Căn - Cà Mau, điểm cực Nam của Tổ quốc. }
{ Ngày 15 tháng 5 năm 1975, tại Dinh Độc Lập, trước hàng vạn tầng lớp Nhân dân, với sự tham dự của Đoàn Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng dẫn đầu, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã đọc diễn văn mừng chiến thắng, thống nhất đất nước. }
{ Nhân dân Hà Nội tham dự mít tinh mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975. }
{ }
{ }
{ Trong niềm vui thống nhất, Đảng bộ và Nhân dân Thành phố đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn thử thách, đảm đương trọng trách ổn định trật tự xã hội, xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Đồng chí Trường Chinh, Trưởng đoàn đại biểu miền Bắc và đồng chí Phạm Hùng, Trưởng đoàn đại biểu miền Nam tại Lễ ký kết các văn kiện chính thức của Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất Tổ quốc tổ chức tại Dinh Độc lập, ngày 21 tháng 11 năm 1975. }
{ Công nhân xưởng Dệt Vinatexco (Công ty Dệt May Thắng Lợi) chủ động phục hồi sản xuất từ tháng 10 năm 1975. }
{ Xưởng lắp ráp máy thu hình National (Sài Gòn) khôi phục sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. }
{ Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, đơn vị có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, duy trì sản xuất trong những năm đầu đất nước thống nhất, khi ngành dược phía Nam gặp nhiều khó khăn. }
{ Tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI đã họp kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy Nhà nước Việt Nam thống nhất, Sài Gòn – Gia Định được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Hàng triệu người dân Thành phố đã tham gia vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh góp phần giữ vững thành quả cách mạng và ổn định chính trị.
Ảnh: Lực lượng công an, thanh niên và quần chúng nêu cao quyết tâm bảo vệ Thành phố trong những năm đầu sau giải phóng. }
{ Toàn cảnh Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất – vòng 2 (năm 1977) với sự tham dự của 589 đại biểu. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 49 ủy viên. Đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm Bí thư Thành ủy. }
{ Người dân Thành phố tích cực học tập bằng nhiều hình thức để xóa mù chữ sau ngày Thành phố được giải phóng nhằm chung tay xây dựng cuộc sống mới.
Ảnh: Lớp xóa mù chữ ở Nông trường 7, Lê Minh Xuân. }
{ Nữ thanh niên xung phong Thành phố tham gia tải đạn tại chiến trường biên giới Tây Nam, năm 1978. }
{ Nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố, cuộc sống người dân ngày càng ổn định và khởi sắc.
Ảnh: Nhân dân Thành phố tham quan chợ hoa Nguyễn Huệ được tổ chức lần đầu tiên sau ngày Thành phố được giải phóng, năm 1981. }
{ Năm 1982, căn nhà tình nghĩa đầu tiên do Thành phố xây dựng cho thương binh Đào Văn Của, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi đã mở đầu cho phong trào xây tặng Nhà tình nghĩa và sau đó được lan tỏa khắp cả nước. }
{ Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp gỡ điển hình Thanh niên tiên tiến toàn Thành phố, năm 1983. }
{ Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thăm Xí nghiệp Liên hợp Máy công cụ, năm 1984. }
{ Nhà máy luyện thép Nhà Bè – đơn vị 02 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1985 và năm 2000. }
{ Tổng đội 1 Thanh niên Xung phong xây dựng các đập thủy lợi cải tạo đất nông nghiệp tại Thủ Đức. }
{ Hợp tác hóa trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp được phát triển thành nhiều mô hình sản xuất tập thể tại Thành phố.
Ảnh: Tập đoàn sản xuất số 3 xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn thu hoạch lúa. }
{ Lực lượng công an phường trên toàn Thành phố phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khu phố vận động các hộ gia đình đăng ký xây dựng nếp sống văn hóa mới những năm đầu sau ngày giải phóng. }
{ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị Anh hùng Lao động. }
{ Cuộc đua xe đạp xuyên Việt do Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lần thứ I, tổng kết tại Ba Đình – Hà Nội, ngày 30 tháng 4 năm 1985. }
{ Công ty Lương thực Thành phố năng động, sáng tạo với mô hình kinh doanh theo nguyên tắc “Bán theo giá, đảm bảo kinh doanh”, phục vụ đủ nhu cầu lương thực cho người dân Thành phố – một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của Thành phố đóng góp quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới đất nước. }
{ Đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước gắn Huân chương Sao Vàng (lần 1) lên cờ truyền thống của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985). }
{ }
{ Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV (tháng 10 năm 1986) - Đại hội đổi mới tư duy nhất là tư duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, tổ chức, cán bộ và hành động theo quy luật.
Ảnh: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV ra mắt Đại hội. }
{ Sau ngày được giải phóng, Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư xây dựng nhiều thiết chế văn hóa cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi – giải trí, sinh hoạt văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. }
{ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Hội trường Thống Nhất, ngày 11 tháng 02 năm 2014. }
{ Lễ hội Nghinh Ông truyền thống của ngư dân huyện Cần Giờ có lịch sử hơn 100 năm và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013. Đây là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Cần Giờ với nhiều hoạt động cầu mong một mùa đánh bắt bội thu.
Ảnh: Lễ rước Bằng xếp hạng Di tích cấp Thành phố Lăng Ông Thủy Tướng và Chứng nhận Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. }
{ Đường hoa Nguyễn Huệ là một trong những hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan vào dịp Tết Nguyên đán. }
{ Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chúc mừng các tập thể nhận Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác thi đua, khen thưởng năm 2019; phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2020 và phát động đợt thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp, ngày 07 tháng 3 năm 2020. }
{ Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao giải thưởng “Đại đoàn kết toàn dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh” cho mô hình “Các chương trình, chiến dịch tình nguyện hè” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh tại buổi Họp mặt kỷ niệm 89 năm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2019). }
{ Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm một điểm xóa mù chữ của các chiến sĩ “Ánh sáng văn hóa hè” Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tại ấp 5, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, ngày 14 tháng 8 năm 1994. }
{ Với tinh thần năng động, sáng tạo, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và sáng chế.
Ảnh: Lễ tổng kết, trao Giải thưởng Sáng tạo Kỹ thuật và Sáng chế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. }
{ Trường Mầm non Tân Thông Hội 2, huyện Củ Chi đạt chuẩn quốc gia với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ việc dạy học và vui chơi của trẻ em địa phương. }
{ Đường sách Nguyễn Văn Bình góp phần tôn vinh giá trị văn hóa đọc của người dân Thành phố được khánh thành ngày 09 tháng 01 năm 2016. }
{ Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố cho các sinh viên có thành tích xuất sắc, đạt giải thưởng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo liên tục nhiều năm, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của Thành phố, ngày 28 tháng 12 năm 2019. }
{ Năm 1998, ca mổ tách cặp song sinh Việt - Đức do Giáo sư Trần Đông A (Bệnh viện Nhi Đồng 2) làm trưởng kíp mổ cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài đã thành công tốt đẹp. }
{ Đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chúc mừng bệnh nhân sau phẫu thuật thành công ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuận hợp HLA đầu tiên ở Việt Nam tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, ngày 28 tháng 5 năm 2013. }
{ Ngày 10 tháng 12 năm 2016, Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành khu phẫu thuật bằng robot trên người lớn đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nền tảng phát triển bền vững kỹ thuật công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, bước đầu hiện thực hóa đề án Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố thông minh. }
{ Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện”, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh luôn phấn đấu trở thành những người “vừa hồng, vừa chuyên” trong xây dựng, phát triển, bảo vệ Thành phố và đất nước. }
{ Toàn cảnh Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Châu Á trong nhà lần III – năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Đội tuyển Vovinam Việt Nam với sự tham gia của các vận động viên Thành phố Hồ Chí Minh giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ hai, ngày 30 tháng 7 năm 2011. }
{ Cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Đài Truyền hình Thành phố tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) từ năm 1989 đến nay ngày càng mở rộng lộ trình, thu hút các vận động viên nước ngoài tham gia, tương lai cuộc đua sẽ mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.
Ảnh: Giải xe đạp Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2019 “Non sông liền một dải” với 16 chặng đường đi qua các tỉnh, thành kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh vào trưa ngày 30/4 thu hút 83 tay đua tham dự. }
{ Phong trào xây dựng Nhà tình nghĩa cho gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với Cách mạng gặp hoàn cảnh khó khăn được phát động đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó lan tỏa ra cả nước. Ảnh: Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Nhà tình nghĩa cho Mẹ Liệt sĩ Nguyễn Thị Nê, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, năm 1999. }
{ Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, huyện Củ Chi được xây dựng và khánh thành năm 1995 là nơi tri ân của thế hệ hôm nay đối với những Anh hùng đã xả thân vì nước trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. }
{ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi khởi xướng và đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội: “Đền ơn đáp nghĩa”; Xây dựng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà tình thương”; Chương trình “Xóa đói giảm nghèo”, “Bảo trợ bệnh nhân nghèo”... đã tạo nên dấu ấn của con người Thành phố luôn năng động, sáng tạo, nghĩa tình. }
{ Ngày 24 tháng 7 năm 2014, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ nhận phụng dưỡng suốt đời 27 mẹ Việt Nam Anh hùng. Đây là hành động thiết thực nhằm tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam Anh hùng của tuổi trẻ Thành phố. }
{ Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo của Thành phố, ngày 26 tháng 9 năm 2015. }
{ Sản xuất sọt tre - một trong những mô hình đạt hiệu quả từ việc phát triển nghề truyền thống nhằm tạo thêm thu nhập, góp phần giảm nghèo, tăng hộ khá tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. }
{ Chương trình Tiếp sức mùa thi là một trong những hoạt động sáng tạo, nghĩa tình, trách nhiệm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh: Thanh niên tình nguyện hướng dẫn đường cho các thí sinh vừa đặt chân tới Thành phố, tháng 7 năm 2009. }
{ Khởi đầu từ chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” năm 1994 do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đến nay được nhân rộng trong cả nước thành Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh đã huy động được sức trẻ chung tay phát triển đời sống xã hội, vì cộng đồng, mang lại hiệu quả thiết thực đối với bà con vùng sâu, vùng xa.
Ảnh: Đoàn viên thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh tích cực hưởng ứng Lễ ra quân Chiến dịch Mùa hè xanh năm 2019. }
{ Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong cả nước xây dựng mô hình Khu Chế xuất đạt hiệu quả cao, là đầu tàu cho các tỉnh, thành khác học tập kinh nghiệm. Đến nay, Thành phố đã xây dựng thành công 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và 01 khu công nghệ cao, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần phát triển kinh tế Thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề quan trọng hình thành và phát triển chiến lược hướng đến xây dựng đô thị thông minh.
Ảnh: Khu Chế xuất Tân Thuận, Quận 7 - Mô hình khu chế xuất đầu tiên của cả nước được xây dựng từ những năm 1990 trên mảnh đất đầm lầy của Nhà Bè xưa. }
{ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2000 đang phấn đấu trở thành một trong những nơi giao dịch chứng khoán mang đẳng cấp quốc tế, góp phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của quốc gia và khu vực. }
{ Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện chương trình bán hàng bình ổn thị trường từ năm 2002. Đến nay, chương trình ngày càng thu hút các doanh nghiệp tham gia và tích cực triển khai nhiều hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
Ảnh: Siêu thị Co.op mart Quang Trung với nguồn hàng hóa dồi dào, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn Thành phố. }
{ Ngành Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngoài tốc độ phát triển nhanh về quy mô, đa dạng ngành nghề còn có đội ngũ kỹ sư, công nhân luôn năng động, sáng tạo, tích cực lao động sản xuất, chuyên sâu kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố, tạo ra nhiều sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. }
{ Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Khu Công nghệ cao Thành phố, ngày 18 tháng 12 năm 2019. }
{ Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa Công viên phần mềm Quang Trung với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội thảo “Hợp tác phát triển và thu hút đầu tư vào chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung”, ngày 28 tháng 12 năm 2019. }
{ Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham quan sản phẩm tiêu biểu được trưng bày tại Hội thảo “Các ngành Công nghiệp Thành phố - Vai trò và tiềm năng phát triển”, ngày 06 tháng 12 năm 2019. }
{ Ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn các xã nông thôn mới huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh đã và đang phát triển, trở thành thế mạnh đặc biệt của ngành nông nghiệp Thành phố.
Ảnh: Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. }
{ Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu trong ngành du lịch.
Ảnh: Du khách tham quan địa đạo Củ Chi – Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. }
{ Từ một “vùng đất chết” do chiến tranh và chất độc hóa học tàn phá, sau hơn 20 năm khôi phục và bảo vệ, ngày 21 tháng 01 năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam. }
{ Chương trình cải tạo, chỉnh trang Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè thực hiện theo Nghị quyết của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1988 là chương trình an sinh xã hội có quy mô lớn, giải tỏa hàng chục ngàn nhà tạm bợ, xây dựng nhiều khu chung cư mới cho người nghèo, tạo vẻ mỹ quan, văn minh đô thị Thành phố. }
{ Công trình cải tạo, nâng cấp toàn tuyến kênh Tân Hóa – Lò Gốm góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân được khánh thành ngày 05 tháng 4 năm 2015. }
{ Từ nguồn vốn kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều vùng đầm lầy, kênh rạch ở Nhà Bè xưa được xây dựng và phát triển trở thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng sống tốt.
Ảnh: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7. }
{ Đường hầm vượt sông Sài Gòn với chiều dài gần 1.500m được đầu tư xây dựng đầu tiên tại Việt Nam, nối liền toàn tuyến Đại lộ Đông - Tây Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình trọng điểm mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh được thông hành ngày 20 tháng 11 năm 2011. }
{ Công trình cầu vượt bằng thép tại nút giao thông Ngã tư Hàng Xanh - một trong hai cây cầu vượt đầu tiên được đưa vào sử dụng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông Thành phố, ngày 27 tháng 01 năm 2013. }
{ Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là công trình trọng điểm nhằm giải quyết nhu cầu giao thông ở phía Đông Thành phố, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận. }
{ Ngày 17 tháng 02 năm 2020, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kết nối thông suốt toàn tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7 km từ Depot Long Bình (Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương) đến ga trung tâm Bến Thành (Quận 1). }
{ 45 năm qua, với sự nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân, Thành phố Hồ Chí Minh đã có bước tiến dài trên con đường đổi mới, phát triển và hội nhập để luôn xứng đáng với niềm vinh dự được mang tên Bác Hồ kính yêu.
Ảnh: Công trình Cầu Sài Gòn 2 góp phần giảm ùn tắc giao thông cho cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh và tòa nhà Landmark cao nhất Thành phố cùng Khu đô thị mới Thủ Thiêm về đêm. }
{ Lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh được thành lập nhằm kịp thời tiếp nhận và xử lý các tin báo khẩn, ngăn chặn các hành vi phạm pháp, cấp cứu người bị nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Ảnh: Cảnh sát phản ứng nhanh trong lễ ra mắt lực lượng tại Nhà hát Thành phố, tháng 03 năm 2003. }
{ Các tân binh sẵn sàng lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, ngày 12 tháng 02 năm 2020. }
{ Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác và tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các nước trên tinh thần vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của thế giới. }
{ Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan đại diện nước ngoài tại Thành phố nhân dịp năm mới 2020 và Tết cổ truyền Canh Tý nhằm thắt chặt tình hữu nghị, hợp tác với bạn bè quốc tế, ngày 15 tháng 01 năm 2020. }
Triển lãm “Thành phố Hồ Chí Minh 45 năm xây dựng và phát triển vì cả nước, cùng cả nước” Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020) và Kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 – 01/5/2020) tại đường Nguyễn Huệ, từ ngày 24/4/2020 đến ngày 05/5/2020.
TRUNG TÂM THÔNG TIN TRIỂN LÃM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN
Tin liên quan
- Tết nhân ái - Tết nghĩa tình trên Thành phố mang tên Bác (07/02/2024)
- Mừng xuân Giáp Thìn - Mừng Đảng quang vinh (07/02/2024)
- Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh vượt thách thức, bứt phá vươn lên (07/02/2024)
- Triển lãm vùng đất phương Nam điểm hẹn du lịch sông nước và sinh thái (23/11/2023)
- Triển lãm Khởi nghĩa Nam kỳ - Khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam (23/11/2023)
- Triển lãm tự hào biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc (29/08/2023)
- Triển lãm 78 mùa thu độc lập - Tự hào sức mạnh Việt Nam (29/08/2023)
- Triển lãm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tấm gương hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân (24/08/2023)
- Triển lãm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị (04/07/2023)
- Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh – 48 năm vững niềm tin, giàu khát vọng, năng động, sáng tạo, tự hào tiến bước (12/05/2023)