Xem nhiều nhất
-
Bộ ảnh Triển lãm tranh cổ động “Kiên quyết giữ vững chủ quyền biên giới, biển đảo Việt Nam”
-
BỘ TRANH CỔ ĐỘNG KỶ NIỆM CÁC NGÀY LỄ QUÝ IV NĂM 2021
-
Triển lãm Chung tay giữ vững chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa và biên giới - biển, đảo Việt Nam
-
Triển lãm “Tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh Covid – 19 vì một Việt Nam an toàn, khỏe mạnh”
-
Triển lãm “Giai cấp công nhân – Lực lượng tiên phong của Cách mạng Việt Nam”
Triển lãm “Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn – Thành phố Hồ Chí Minh xưa và nay”
Ngày đăng: 27/04/2020
{ }
{ Dinh Độc Lập được khởi công xây dựng năm 1962 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc đương đại Việt Nam, nơi ghi dấu sự kiện quan trọng kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày nay, Hội trường Thống Nhất được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi diễn ra các sự kiện lớn của Thành phố, đất nước và là một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.}
{ Dinh Độc Lập được khởi công xây dựng năm 1962 theo bản vẽ của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc đương đại Việt Nam, nơi ghi dấu sự kiện quan trọng kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày nay, Hội trường Thống Nhất được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi diễn ra các sự kiện lớn của Thành phố, đất nước và là một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.}
{ Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ điển được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Trong thời kháng chiến chống thực dân nơi đây là Dinh Xã Tây và trong kháng chiến chống đế quốc nơi đây là Tòa đô chánh Sài Gòn. }
{ Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ điển được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Trong thời kháng chiến chống thực dân nơi đây là Dinh Xã Tây và trong kháng chiến chống đế quốc nơi đây là Tòa đô chánh Sài Gòn. }
{ Nhà Rồng trước ngày 30/4/1975 là trụ sở Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với nét đặc trưng kiến trúc pha trộn phong cách Đông - Tây. Ngày nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nơi lưu giữ và trưng bày tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố. }
{ Nhà Rồng trước ngày 30/4/1975 là trụ sở Tổng Công ty vận tải Hoàng Đế được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với nét đặc trưng kiến trúc pha trộn phong cách Đông - Tây. Ngày nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nơi lưu giữ và trưng bày tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố. }
{ Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900 theo phong cách kiến trúc Tây Âu. Trước năm 1975, nơi đây từng được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau là nhà Hạ Nghị viện). Ngày nay, Nhà hát được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia, là địa điểm đẹp, trang trọng để biểu diễn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các sự kiện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900 theo phong cách kiến trúc Tây Âu. Trước năm 1975, nơi đây từng được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau là nhà Hạ Nghị viện). Ngày nay, Nhà hát được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia, là địa điểm đẹp, trang trọng để biểu diễn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các sự kiện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông (Bà Chiểu) có tên chữ là Thượng Công miếu là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832) – Tổng trấn thành Gia Định, người có công mở mang và phát triển khu vực Nam Bộ. Công trình được xây dựng năm 1949 theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Văn Tần, mang đậm lối kiến trúc miếu thờ thời nhà Nguyễn với cổng Tam Quan từng được xem là biểu tượng của Sài Gòn xưa. Ngày nay, Lăng Ông Bà Chiểu là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia và một trong những nơi nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. }
{ Lăng Lê Văn Duyệt, thường gọi là Lăng Ông (Bà Chiểu) có tên chữ là Thượng Công miếu là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 - 1832) – Tổng trấn thành Gia Định, người có công mở mang và phát triển khu vực Nam Bộ. Công trình được xây dựng năm 1949 theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Văn Tần, mang đậm lối kiến trúc miếu thờ thời nhà Nguyễn với cổng Tam Quan từng được xem là biểu tượng của Sài Gòn xưa. Ngày nay, Lăng Ông Bà Chiểu là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia và một trong những nơi nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. }
{ Hội trường Diên Hồng được xây dựng vào năm 1924, theo phong cách Art Deco. Trước năm 1975, nơi đây là Trụ sở của Thượng Nghị viện Chính quyền Sài Gòn. Ngày nay là trụ sở làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Hội trường Diên Hồng được xây dựng vào năm 1924, theo phong cách Art Deco. Trước năm 1975, nơi đây là Trụ sở của Thượng Nghị viện Chính quyền Sài Gòn. Ngày nay là trụ sở làm việc của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai được thành lập từ năm 1913, là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất tại miền Nam. Trước đây, trường có tên gọi là Trường nữ Gia Long (Trường nữ sinh Áo Tím). Ngày nay, trường được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố. }
{ Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai được thành lập từ năm 1913, là một trong những trường phổ thông lâu đời nhất tại miền Nam. Trước đây, trường có tên gọi là Trường nữ Gia Long (Trường nữ sinh Áo Tím). Ngày nay, trường được công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố. }
{ Bệnh viện Thống Nhất được xây dựng từ năm 1970 đến năm 1971, ban đầu có tên là Bệnh viện Vì Dân. Ngày nay, bệnh viện Thống Nhất là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô trên 1000 giường bệnh. }
{ Bệnh viện Thống Nhất được xây dựng từ năm 1970 đến năm 1971, ban đầu có tên là Bệnh viện Vì Dân. Ngày nay, bệnh viện Thống Nhất là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô trên 1000 giường bệnh. }
{ Khách sạn Majestic được xây dựng vào năm 1925 tại góc đường Catinat và Quai de Belgique, nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng, Quận 1, là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn và là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt đầu tư, quản lý và điều hành. }
{ Khách sạn Majestic được xây dựng vào năm 1925 tại góc đường Catinat và Quai de Belgique, nay là đường Đồng Khởi và Tôn Đức Thắng, Quận 1, là một trong những khách sạn có bề dày lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn và là khách sạn 5 sao đầu tiên do người Việt đầu tư, quản lý và điều hành. }
{ Chợ Bến Thành được xây dựng từ năm 1912 đến năm 1914 – một trong những trung tâm thương mại tiêu biểu, địa điểm nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách tham quan, mua sắm khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mặt tiền chợ với bùng binh chợ Bến Thành và sau đó được đổi tên là Quảng trường Quách Thị Trang. }
{ Chợ Bến Thành được xây dựng từ năm 1912 đến năm 1914 – một trong những trung tâm thương mại tiêu biểu, địa điểm nổi tiếng hấp dẫn nhiều du khách tham quan, mua sắm khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Mặt tiền chợ với bùng binh chợ Bến Thành và sau đó được đổi tên là Quảng trường Quách Thị Trang. }
{ Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm, một thương nhân người Hoa xây dựng vào năm 1928 với phong cách kiến trúc cổ mang đậm phong cách Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn. Hiện nay, chợ Bình Tây được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố, là đầu mối buôn bán hàng hóa lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời là điểm du lịch tham quan mua sắm của du khách trong và ngoài nước. }
{ Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm, một thương nhân người Hoa xây dựng vào năm 1928 với phong cách kiến trúc cổ mang đậm phong cách Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn. Hiện nay, chợ Bình Tây được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố, là đầu mối buôn bán hàng hóa lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời là điểm du lịch tham quan mua sắm của du khách trong và ngoài nước. }
{ Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23/3/1864 với tên gọi là Vườn Bách Thảo, dùng làm nơi để nâng cao văn hóa và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như đã trở thành một trong những những vườn thú lớn nhất cả nước, phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương. Sau hơn 150 năm xây dựng và phát triển, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu lượt du khách đến tham quan hàng năm. }
{ Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23/3/1864 với tên gọi là Vườn Bách Thảo, dùng làm nơi để nâng cao văn hóa và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như đã trở thành một trong những những vườn thú lớn nhất cả nước, phục vụ công trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương. Sau hơn 150 năm xây dựng và phát triển, Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu lượt du khách đến tham quan hàng năm. }
{ Đại lộ Thống Nhất năm 1968 nay là đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Đại lộ Thống Nhất năm 1968 nay là đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Đường Tự Do năm 1967 nay là đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Đường Tự Do năm 1967 nay là đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Đường Duy Tân năm 1965 nay là đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Đường Duy Tân năm 1965 nay là đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Góc đường Chi Lăng - Lê Văn Duyệt năm 1966, nay là góc đường Đinh Tiên Hoàng – Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Góc đường Chi Lăng - Lê Văn Duyệt năm 1966, nay là góc đường Đinh Tiên Hoàng – Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa nay là Xa lộ Hà Nội, một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa nay là Xa lộ Hà Nội, một trong những tuyến đường giao thông huyết mạch của Thành phố Hồ Chí Minh. }
{ Cầu Mống được xây dựng năm 1893 bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền Quận 1 và Quận 4, dài gần 128m, được xem là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại Thành phố. Hiện nay, cầu được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố. }
{ Cầu Mống được xây dựng năm 1893 bắc qua kênh Bến Nghé, nối liền Quận 1 và Quận 4, dài gần 128m, được xem là một trong những cây cầu cổ xưa nhất tại Thành phố. Hiện nay, cầu được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố. }
{ Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng chủ trì xây dựng bằng gỗ vào năm 1785 đến năm 1929 được người Pháp xây lại bằng xi măng, dài 120m. Hiện nay, cầu nối liền Quận 1 và Quận 4, có 14 nhịp với 3 làn xe mỗi bên. }
{ Cầu Ông Lãnh do Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng chủ trì xây dựng bằng gỗ vào năm 1785 đến năm 1929 được người Pháp xây lại bằng xi măng, dài 120m. Hiện nay, cầu nối liền Quận 1 và Quận 4, có 14 nhịp với 3 làn xe mỗi bên. }
{ Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài hơn 22 km bắt đầu từ Sông Sài Gòn đến Kênh Lò Gốm, là tuyến đường thủy trọng yếu của Sài Gòn xưa. Qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, dòng kênh này trở nên ô nhiễm. Đến năm 2013, sau nhiều nỗ lực cải tạo dòng kênh của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé trở nên xanh sạch góp phần tạo vẻ mỹ quan đô thị Thành phố. }
{ Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé dài hơn 22 km bắt đầu từ Sông Sài Gòn đến Kênh Lò Gốm, là tuyến đường thủy trọng yếu của Sài Gòn xưa. Qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, dòng kênh này trở nên ô nhiễm. Đến năm 2013, sau nhiều nỗ lực cải tạo dòng kênh của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, kênh Tàu Hủ – Bến Nghé trở nên xanh sạch góp phần tạo vẻ mỹ quan đô thị Thành phố. }
{ Bến phà Thủ Thiêm hoạt động từ năm 1912 nối liền hai bờ Đông Tây sông Sài Gòn. Sau một thế kỷ tồn tại, vào ngày 1-1-2012, bến phà Thủ Thiêm chính thức ngừng hoạt động, thay vào đó là Đường hầm vượt sông Sài Gòn – công trình được đánh giá là hiện đại bật nhất Đông Nam Á. }
{ Bến phà Thủ Thiêm hoạt động từ năm 1912 nối liền hai bờ Đông Tây sông Sài Gòn. Sau một thế kỷ tồn tại, vào ngày 1-1-2012, bến phà Thủ Thiêm chính thức ngừng hoạt động, thay vào đó là Đường hầm vượt sông Sài Gòn – công trình được đánh giá là hiện đại bật nhất Đông Nam Á. }
{ Bến Bạch Đằng là tên gọi của khu vực bờ sông kéo dài từ phía cầu Khánh Hội, cho đến khu vực cảng Ba Son. Trước năm 1975, bến Bạch Đằng là một cảng hàng hóa quan trọng với tấp nập tàu thuyền. Ngày nay, bến Bạch Đằng còn phát triển các loại hình dịch vụ đường thủy như nhà hàng, tàu du lịch trên sông… phục vụ đông đảo du khách. }
{ Bến Bạch Đằng là tên gọi của khu vực bờ sông kéo dài từ phía cầu Khánh Hội, cho đến khu vực cảng Ba Son. Trước năm 1975, bến Bạch Đằng là một cảng hàng hóa quan trọng với tấp nập tàu thuyền. Ngày nay, bến Bạch Đằng còn phát triển các loại hình dịch vụ đường thủy như nhà hàng, tàu du lịch trên sông… phục vụ đông đảo du khách. }
{ Phi trường Tân Sơn Nhất nay là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và cũng là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam, phục vụ hàng chục triệu lượt khách mỗi năm. }
{ Phi trường Tân Sơn Nhất nay là Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và cũng là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam, phục vụ hàng chục triệu lượt khách mỗi năm. }
{ Các kiot bán hoa trên đại lộ Nguyễn Huệ năm 1959 - Đường sách Xuân Canh Tý 2020 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ. }
{ Các kiot bán hoa trên đại lộ Nguyễn Huệ năm 1959 - Đường sách Xuân Canh Tý 2020 trên đường đi bộ Nguyễn Huệ. }
{ Đường Nguyễn Huệ là một trong những tuyến đường đẹp của Thành phố. Trước đây, cứ vào dịp Tết Nguyên đán con đường này trở thành Chợ Tết Nguyễn Huệ - nơi mua bán hoa Tết, cây cảnh. Từ năm 2004 đến nay, nơi đây trở thành Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của người dân Thành phố và du khách mỗi dịp Tết đến xuân về. }
{ Đường Nguyễn Huệ là một trong những tuyến đường đẹp của Thành phố. Trước đây, cứ vào dịp Tết Nguyên đán con đường này trở thành Chợ Tết Nguyễn Huệ - nơi mua bán hoa Tết, cây cảnh. Từ năm 2004 đến nay, nơi đây trở thành Đường hoa Nguyễn Huệ phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của người dân Thành phố và du khách mỗi dịp Tết đến xuân về. }
{ “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những nét đẹp truyền thống của người Sài Gòn xưa và nay. Ảnh: Người dân thắp hương tại Lăng Ông – Tả Quân Lê Văn Duyệt để tri ân người có công mở mang và phát triển khu vực Nam Bộ. }
{ “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những nét đẹp truyền thống của người Sài Gòn xưa và nay. Ảnh: Người dân thắp hương tại Lăng Ông – Tả Quân Lê Văn Duyệt để tri ân người có công mở mang và phát triển khu vực Nam Bộ. }
{ Múa lân sư rồng là một trong những nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền từ xưa đến nay của người dân Sài Gòn – Chợ Lớn nhằm cầu mong sự thuận lợi, may mắn, thái bình, thịnh vượng đến với mọi người, mọi nhà. }
{ Múa lân sư rồng là một trong những nét văn hóa đặc sắc được lưu truyền từ xưa đến nay của người dân Sài Gòn – Chợ Lớn nhằm cầu mong sự thuận lợi, may mắn, thái bình, thịnh vượng đến với mọi người, mọi nhà. }
{ Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam và cũng là nét kiêu hãnh của người phụ nữ Sài Gòn xưa và nay. Ngắm nhìn những tà áo dài bay trong gió khiến cho bao người phải say mê, nhung nhớ. }
{ Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam và cũng là nét kiêu hãnh của người phụ nữ Sài Gòn xưa và nay. Ngắm nhìn những tà áo dài bay trong gió khiến cho bao người phải say mê, nhung nhớ. }
Triển lãm chào mừng Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020) và Kỷ niệm 134 năm Ngày Quốc tế Lao Động (1/5/1886 – 1/5/2020) tại tuyến đường Đồng Khởi – Lý Tự Trọng từ ngày 24/4/2020 đến ngày 05/5/2020.
TRUNG TÂM THÔNG TIN TRIỂN LÃM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN
Tin liên quan
- Tết nhân ái - Tết nghĩa tình trên Thành phố mang tên Bác (07/02/2024)
- Mừng xuân Giáp Thìn - Mừng Đảng quang vinh (07/02/2024)
- Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh vượt thách thức, bứt phá vươn lên (07/02/2024)
- Triển lãm vùng đất phương Nam điểm hẹn du lịch sông nước và sinh thái (23/11/2023)
- Triển lãm Khởi nghĩa Nam kỳ - Khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam (23/11/2023)
- Triển lãm tự hào biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc (29/08/2023)
- Triển lãm 78 mùa thu độc lập - Tự hào sức mạnh Việt Nam (29/08/2023)
- Triển lãm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tấm gương hết lòng phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân (24/08/2023)
- Triển lãm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong đổi mới, kiến tạo giá trị (04/07/2023)
- Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh – 48 năm vững niềm tin, giàu khát vọng, năng động, sáng tạo, tự hào tiến bước (12/05/2023)