Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Người là kim chỉ nam cho các thế hệ noi theo. * Bảng trích: “…Chúng ta phải học nhiều, phải cố gắng học. Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình…” (Trích Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.12, tr.331)
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ham đọc sách và coi trọng sách báo. Người là tấm gương sáng về không ngừng học tập, trau dồi kiến thức và tu dưỡng nhân cách thông qua đọc sách. * Bảng trích:“Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn.”(Trích Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.11, tr.98)
Thư viện Hoàng gia Anh - Nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành thường đến đọc sách từ năm 1913 đến năm 1917 trong hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc sách bên bờ suối ở Chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Bác Hồ đọc báo cho các cháu nghe tại Trại nhi đồng ở Việt Bắc, năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đọc báo trong giờ nghỉ trưa ở Việt Bắc, năm 1951.
Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng đọc sách để mở mang kiến thức vẫn là một trong những việc thường ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc, năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hóa của bà con lao động Khu tập thể Lương Yên, Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 1956.
Bác Hồ đọc sách cùng các cháu thiếu nhi học sinh trường Trưng Vương, Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 1958.
Bác Hồ theo dõi một cháu nhỏ đánh vần khi đến thăm lớp học vỡ lòng ở phố Hàng Than, Hà Nội, năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học của công nhân Nhà máy ô tô 1-5, Hà Nội, là lá cờ đầu của phong trào bổ túc văn hóa ngành công nghiệp, ngày 19 tháng 12 năm 1963.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc sách sau một ngày làm việc.
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều mô hình, dự án, hoạt động ý nghĩa nhằm nỗ lực xây dựng thói quen đọc sách và phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Đường sách Nguyễn Văn Bình - Quận 1.
Đồng chí Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham quan không gian giới thiệu sách xưa tại Ngày hội Văn hóa đọc Quận 11, ngày 27 tháng 10 năm 2020.
Lãnh đạo các Sở, ban ngành Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ Doanh nhân và Sách năm 2021 với chủ đề “Phát triển Văn hóa đọc trong doanh nghiệp”, ngày 01 tháng 12 năm 2021.
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thư viện lâu đời và lớn nhất cả nước với nhiều ấn phẩm, tài liệu quý phục vụ nhu cầu đọc sách của người dân Thành phố.
“Không gian Công nghệ Thiếu nhi S.Hub Kids” là dự án cộng đồng giữa Công ty Điện tử Samsung và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu các chủ đề khoa học theo mô hình STEM của thiếu nhi Thành phố.
Xe thư viện số lưu động phục vụ Ngày hội Văn hóa đọc Quận 8, năm 2020.
Mô hình “Xe buýt sách - Chuyến xe chở tri thức, chở tương lai” tại đường sách Nguyễn Văn Bình - Quận 1 thu hút đông đảo người dân và du khách tham quan.
Máy mua sách tự động do Quận Đoàn 1 kết hợp cùng Công ty Cổ phần Văn hóa Sách Sài Gòn - Saigon Books thực hiện, đặt tại Trung tâm Thương mại Sense Market (số 4, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Không gian Thư viện trường Tiểu học Hòa Hiệp, huyện Cần Giờ.
Thư viện trường Đại học Tôn Đức Thắng trang bị đầy đủ tiện nghi, thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng phát triển Văn hóa đọc thông qua việc tổ chức Lễ hội Đường sách thường niên. Ảnh: Du khách tham quan Lễ hội Đường sách Tết Canh Tý năm 2020 với chủ đề “Điều kỳ diệu từ sách”.
Đường sách Nguyễn Văn Bình được khánh thành năm 2016 ngày càng phát huy tác dụng, góp phần tôn vinh giá trị Văn hóa đọc của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Khu trưng bày Tủ sách gia đình và Danh mục sách hay cho học sinh ra mắttại Đường sách Nguyễn Văn Bình nhân Kỷ niệm 69 năm Ngày Truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành (10/10/1952 – 10/10/2021).
Khu vực mô phỏng không gian đọc sách trên phương tiện giao thông công cộng và giới thiệu tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên tại Ngày hội Văn hóa đọc Quận 2, năm 2020.
Không gian Phương Nam Book City - Thành phố sách đầu tiên tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 18 tháng 4 năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1.
Thành phố Hồ Chí Minh hưởng ứng cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm khơi dậy hứng thú, niềm đam mê và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, yếu tố quan trọng góp phần phát triển Văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.Ảnh: Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc”, ngày 12 tháng 7 năm 2020.
Tọa đàm với chủ đề: “Hoạt động tình nguyện khuyến đọc: Thực trạng và giải pháp” tổ chức tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1 do Hội Xuất bản Việt Nam, Đường sách Thành phố phối hợp cùng Nhà xuất bản Trẻ thực hiện nhằm lan tỏa Văn hóa đọc trong cộng đồng, ngày 28 tháng 4 năm 2019.
Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng “Xây dựng thói quen đọc sách trong giới trẻ” do Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Thành Đoàn Thành phố tổ chức tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1, ngày 12 tháng 10 năm 2019.
Cuộc thi “Sách và cuộc sống” do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thường niên tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1 thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.
Hội thi “Lớn lên cùng sách” lần thứ 6 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1 với sự tham gia của hơn 150 em học sinh trên địa bàn Thành phố, ngày 08 tháng 01 năm 2021.
Hội thu sách xây dựng Phòng đọc sách tại Công viên Văn Lang trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa đọc Quận 5, ngày 30 tháng 11 năm 2019.
Mô hình “Thư viện thân thiện” với không gian mở tạo hứng thú cho học sinh đọc sách.
Đại diện Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng máy nghe sách nói cho các em học sinh trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và trường chuyên biệt Tương Lai trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa đọc Quận 5, ngày 30 tháng 11 năm 2019.
Đại diện Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nguồn sách quý từ Tiến sĩ Võ Tá Hân (kiều bào Mỹ) cho thư viện Đại học Văn Hiến, ngày 11 tháng 11 năm 2020.
Kiều bào Mỹ trao tặng sách khoa học kỹ thuật cho Thư viện Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2020.
Đại diện Hiệp hội Văn hóa Kamishibai, Nhật Bản trao tặng sách tương tác “Kamishibai - Sân khấu kịch trong sách” cho Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa đọc Quận 11, ngày 27 tháng 10 năm 2020.
Dự án “Tủ sách Nhất Nghệ Tinh” do Nhà xuất bản Trẻ thực hiện nhằm đưa những quyển sách dạy nghề đến với học sinh, sinh viên các trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố. Ảnh: Đại diện Dự án “Tủ sách Nhất Nghệ Tinh” giao lưu với sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.
Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” do cô Hoàng Thị Thu Hiền, Giáo viên Ngữ văn trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh phụ trách góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc, tạo thói quen đọc sách cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Dự án “Sách hay dành cho học sinh tiểu học” đến với học sinh huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng.
Dự án “1.001 thư viện nơi bản xa” do anh Nguyễn Tú Anh sáng lập được khởi động bằng việc xây dựng thư viện đầu tiên cho học trò nghèo tại tỉnh Bình Phước nhằm lan tỏa thói quen đọc sách đến các em nhỏ vùng sâu có hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm “Chủ nhật yêu thương” thành lập tại thành phố Thủ Đức với sự tham gia của hơn 1.000 tình nguyện viên nhằm đưa sách phục vụ miễn phí cho trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Đám cưới đặc biệt tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1 của anh Nguyễn Tú Anh và chị Nguyễn Thị Tuyết Mai chỉ nhận quà mừng bằng sách nhằm quyên góp, thành lập thư viện cho học sinh vùng cao, ngày 21 tháng 11 năm 2021.
Các em thiếu nhi trên đảo Thổ Châu đọc sách tại thư viện do Nhà sách Phương Nam Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển Văn hóa đọc trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh còn tăng cường tuyên truyền, phản ánh tác hại của sách làm giả, sách không có bản quyền vì một môi trường Văn hóa đọc lành mạnh.
Tuyên truyền thói quen đọc sách cho cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Gia Định.
Dù tuổi cao nhưng cụ vẫn đam mê đọc sách tại Đường sách Nguyễn Văn Bình.
Mẹ con cùng đọc sách tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Giáo dục cho con trẻ truyền thống hiếu học của dân tộc.
Chương trình Ngày sách Việt Nam được Trung đoàn Gia Định tổ chức hằng năm góp phần xây dựng và phát triển phong trào đọc sách thường xuyên, sâu rộng đối với cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Đoàn viên, thanh niên tìm đọc những cuốn sách lịch sử tại Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1.
Các em Đội viên đọc sách tại Không gian Bác Hồ với thiếu nhi – Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh.
Các em học sinh thỏa đam mê đọc sách bằng Bữa tiệc “Buffet sách” tại thư viện trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu, ký tặng sách cho bạn đọc ở Đường sách Nguyễn Văn Bình – Quận 1.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Sàn sách trực tuyến Quốc gia (book365.vn) do Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) thực hiện góp phần hỗ trợ đưa sách đến bạn đọc có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố.
Thời gian qua, bên cạnh các loại nhu yếu phẩm, nhiều tổ chức, đơn vị xuất bản đã chung tay đưa sách vào các khu cách ly và phong tỏa do dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn Thành phố. Ảnh: Tình nguyện viên đưa sách đến với bạn đọc tại hẻm 100 Lê Quang Định, Phường 14, quận Bình Thạnh.
Đồng chí Lê Đức Pháp, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố Thủ Đức trao tặng sách điện tử cho y bác sĩ tại Khu cách ly trường Tiểu học Phước Thạnh, phường Long Trường, thành phố Thủ Đức, tháng 8 năm 2021.
Hưởng ứng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, sách điện tử (e-book) ra đời góp phần khơi dậy thói quen đọc sách cho trẻ em Thành phố thời công nghệ số.
Bạn trẻ đọc sách điện tử trực tuyến từ website của Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách, những năm qua, công tác duy trì và phát triển Văn hóa đọc luôn được chú trọng tại 21 Quận – Huyện và thành phố Thủ Đức. Ảnh: Ngày hội Làm bạn với sách do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận 1 tổ chức hàng năm trở thành sân chơi hấp dẫn Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.
Thư viện Quận 3 phục vụ sách lưu động cho các em học sinh trường Trung học Cơ sở Lương Thế Vinh.
Gian hàng trưng bày sách giới thiệu quá trình hình thành, phát triển của sách và Văn hóa đọc qua các thời kỳ; tổ chức hoạt động thư viện sách tại Phường 6, Quận 4.
Các em học sinh say mê đọc sách tại Ngày hội Văn hóa đọc Quận 5, ngày 30 tháng 11 năm 2019.
Khu vực đọc sách dành cho người khiếm thị tại Ngày hội Văn hóa đọc Quận 6, ngày 19 tháng 12 năm 2020.
Cô trò cùng tham gia Ngày hội Văn hóa đọc Quận 7, ngày 14 tháng 12 năm 2019.
Khu vực đọc sách thiếu nhi tại Ngày hội Văn hóa đọc Quận 8, ngày 31 tháng 10 năm 2020.
Ngày hội đọc sách do Trung tâm Văn hóa Quận 9 và trường Trung học cơ sở Long Trường tổ chức, 30 tháng 12 năm 2019.
Không gian văn hóa lưu động “Văn hóa đọc – Văn hóa thưởng thức” phục vụ sách nhân Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020) tại Quận 10.
Các em thiếu nhi đọc sách tại Ngày hội Văn hóa đọc Quận 11, ngày 27 tháng 10 năm 2020.
Người dân đọc sách tại Thư viện Nhà Văn hóa - Thể thao phường Tân Thới Hiệp, Quận 12.
Các em học sinh say mê đọc sách trong Ngày hội đọc sách và trang trí heo đất năm học 2019 – 2020 tại trường Tiểu học Vạn Tường, quận Phú Nhuận.
Học sinh đọc sách song ngữ cùng giáo viên tại trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Bình Tân.
Triển lãm hình ảnh và sách nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ tại Nhà Truyền thống quận Bình Thạnh, ngày 08 tháng 3 năm 2020.
Triển lãm sách Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021), Chào mừng Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và đ ại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại Trung tâm Văn hóa quận Gò Vấp.
Các em thiếu nhi đọc sách tại Khu vực trưng bày sách trong Ngày hội Văn hóa đọc quận Gò Vấp, ngày 05 tháng 7 năm 2020.
Triển lãm sách chủ đề “Đảng quang vinh – Bác Hồ vĩ đại” tại Ủy ban nhân dân Phường 2, quận Tân Bình, năm 2020.
Ngày hội Văn hóa đọc tổ chức tại quận Tân Phú thu hút sự tham gia của đông đảo cán bộ, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn, góp phần đẩy mạnh việc triển khai Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng.
Đông đảo các em thiếu nhi tham gia Ngày hội Văn hóa đọc được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa thành phố Thủ Đức, ngày 18 tháng 4 năm 2021.
Ngày 20 tháng 9 năm 2020, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức Ngày hội Văn hóa đọc nhằm đưa phong trào đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp văn hóa trong đời sống Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, góp phần nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực cho huyện Cần Giờ trong giai đoạn đổi mới và phát triển.
Trong những năm qua, phong trào đọc sách ở Thành phố Hồ Chí Minh luôn được đánh giá cao với nhiều mô hình, hoạt động thiết thực được tổ chức góp phần khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sách và Văn hóa đọc trong quá trình phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục… của đất nước. Ảnh: Đông đảo người dân thích thú tham quan Đường sách Xuân Canh Tý 2020.