Thứ Bảy 14/12/2024 20:48 GMT+7

Triển lãm “Rạng rỡ non sông Việt Nam”

Ngày đăng: 15/09/2020
Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - thắng cảnh thiên nhiên đặc biệt của Việt Nam được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và năm 2000.





Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, được phát hiện năm 1991, nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và được công nhận lần 2 vào ngày 03 tháng 7 năm 2015 với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái.
Một đoạn sông Nho Quế trên đỉnh Mã Pì Lèn. Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang với diện tích hơn 2000 km2, hiện có 17 dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng 250.000 người, là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều vách đá và hang động nguyên sơ, được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào tháng 10 năm 2010.
Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới vào ngày 23 tháng 6 năm 2014.


Năm 2000, tổ chức UNESCO công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ – “lá phổi xanh” của Thành phố Hồ Chí Minh là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam. Trong đó, Khu du lịch Vàm Sát được bình chọn là một trong 65 khu du lịch sinh thái phát triển bền vững trên thế giới.

 
 
 
Quần đảo Cát Bà gồm 367 đảo ở phía nam vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tháng 12 năm 2004, Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
 
 
Ngày 22 tháng 5 năm 2012, Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn) thứ 2.000 của thế giới. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ.

Vườn quốc gia Pù Mát là trung tâm của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2007.
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích 371.506 ha với 3 vùng: Vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị bảo tồn cao. Ngày 26 tháng 5 năm 2009, rừng ngập mặn Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.

 

Cù lao Chàm, tỉnh Quảng Nam là Di tích Văn hóa Lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển đô thị thương cảng Hội An, là nơi có hệ động, thực vật phong phú, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 5 năm 2009.

 

 

 

Cố đô Huế – Kinh đô nước Việt Nam được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX. Quần thể công trình di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12 năm 1993.

 

Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam – nơi từng là một thương cảng quốc tế sầm uất với những di sản kiến trúc đã có từ ngàn trăm năm trước, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12 năm 1999.

 

Thánh địa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc đền tháp cổ, tiêu biểu cho nghệ thuật văn hóa dân tộc Chăm được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 12 năm 1999.

 

Hoàng Thành Thăng Long - quần thể di tích gắn với lịch sử hình thành Kinh thành Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây là công trình kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào tháng 8 năm 2010.

 

Di tích Thành nhà Hồ tỉnh Thanh Hóa được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới ngày 27 tháng 6 năm 2011.

 

 

Nhã nhạc Cung đình Huế là Di sản Văn hóa Phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là kiệt tác Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của nhân loại vào tháng 11 năm 2003.


Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên là Di sản Truyền khẩu và Phi vật thể của nhân loại được tổ chức UNESCO công nhận vào tháng 11 năm 2005.

 

Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 9 năm 2009.





Nghệ thuật Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại vào tháng 10 năm 2009.





Lễ hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc (Hà Nội) được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

Hát Xoan – Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào năm 2011.





Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể của nhân loại vào ngày 06 tháng 12 năm 2012. Ảnh: Lễ Giỗ tổ Hùng Vương tại Khu tưởng niệm các Vua Hùng – Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 5 tháng 12 năm 2013.


Dân ca Ví, Giặm - Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 27 tháng 11 năm 2014.

 

 

 

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 01 tháng 12 năm 2016.

 

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới vào ngày 07 tháng 12 năm 2017.

 

 

 

 

Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ để in các chỉ dụ, in sách từ triều đình ban hành ở Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới đầu tiên tại Việt Nam, ngày 31 tháng 7 năm 2009.
82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tháng 3 năm 2010.

Bộ 3.050 mộc bản ở chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ngày 16 tháng 5 năm 2012.

 

Châu bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, năm 2014.






Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình là quần thể Di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Đây là kinh đô đầu tiên của Nhà nước Phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam.
Huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, độc đáo được xếp hạng là Di tích Quốc gia. Đây được xem là một trong những danh thắng độc đáo bậc nhất Việt Nam.

 

Sa Pa, tỉnh Lào Cai là điểm du lịch nổi tiếng với địa hình núi đồi, cảnh sắc thơ mộng của vùng đất phía Tây Bắc Việt Nam.

 

Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô mà còn là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Hà Nội.

 

Cầu Vàng, Đà Nẵng được đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2018, với độ dài 150 mét, cao 1400 mét so với mặt nước biển. Theo tờ nhật báo Anh - The Guardian, Cầu Vàng được coi là cây cầu có cấu trúc kỳ lạ và tuyệt vời nhất thế giới.

 

Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa được bình chọn là một trong những Vịnh đẹp nhất thế giới.

 

Làm muối được xem là nghề truyền thống của nhiều tỉnh ven biển miền Trung với các cánh đồng muối nổi tiếng như: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Hòn Khói (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận),...

Đồi cát Bàu Trắng, tỉnh Bình Thuận nổi tiếng với những triền cát trắng mênh mông, trải dài hút tầm mắt.

 

Nghề làm gốm truyền thống tại tỉnh Bình Dương.

 

 

Dinh Độc Lập là nơi ghi dấu sự kiện quan trọng kết thúc Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày nay, Hội trường Thống Nhất được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi diễn ra các sự kiện lớn của Thành phố, đất nước và là một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Di tích Quốc gia đặc biệt, Địa đạo Củ Chi - hệ thống phòng thủ, đánh giặc độc đáo trong lòng đất, là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng nguyên liệu lục bình của tỉnh Long An được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

 

Du khách tham quan miệt vườn Cái Bè - Tiền Giang vừa được tận hưởng không khí trong lành, vừa tự tay hái và thưởng thức trái cây tươi ngon tại vườn.

Làng nghề bánh tráng truyền thống huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp.

 

 

 

Rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam luôn thu hút đông đảo khách tham quan.

 

 

Chợ nổi Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng – nét sinh hoạt độc đáo của người miền Tây Nam bộ.

 

 

Tết Nguyên tiêu của người Hoa Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, năm 2020.

 

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, tỉnh Ninh Thuận được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, năm 2017.

Đua ghe ngo là một trong những hoạt động gắn liền với lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, được tổ chức thường niên, thu hút đông đảo người dân tham gia.

 

Lễ hội pháo hoa quốc tế là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên tại Đà Nẵng thu hút đông đảo khách du lịch trong nước, quốc tế đến tham quan, thưởng lãm.


Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 5
Lượt truy cập: 1398272