Thứ Bảy 14/12/2024 20:46 GMT+7

Triển lãm rạng ngời mùa thu Tháng Tám năm 1945

Ngày đăng: 20/08/2021
Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta.
Tranh vẽ: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tranh vẽ: Ngay sau khi được thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên giành chính quyền. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 

 

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của Nhân dân đã diễn ra khắp các địa phương buộc chính quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

 

 

 

 

 

Tranh vẽ: Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ, Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ là “những tiếng súng báo hiệu cho cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc, là bước đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.
Ngày 28 tháng 01 năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh và tổ chức vũ trang quần chúng đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.Ảnh: Đồng chí Võ Nguyên Giáp và các chiến sĩ đọc lời Tuyên thệ trong ngày thành lập.
Ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành Chỉ thị “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” - văn kiện quan trọng tạo tiền đề dẫn đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hội nghị Cán bộ Việt Minh quyết định thành lập Khu Giải phóng, thống nhất các Lực lượng Vũ trang thành Quân Giải phóng. Ảnh: Lán Nà Nưa – nơi diễn ra Hội nghị Cán bộ Việt Minh.
23 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban Khởi nghĩa đã ban bố Quân lệnh số 1 kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Tranh vẽ: Đại hội Quốc dân họp tại đình Tân Trào quyết định phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, ngày 16 tháng 8 năm 1945.
Ảnh: Đình Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang - nơi diễn ra Đại hội Quốc dân.
Sau Đại hội Quốc dân họp tại đình Tân Trào, đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa, tháng 8 năm 1945.
Quang cảnh buổi mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Việt Minh tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, tháng 8 năm 1945.

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 năm 1945, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Ảnh: Đội du kích Ba Tơ tiến về giải phóng thị xã Quảng Ngãi trong ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 8 năm 1945.

Ngày 13 tháng 8 năm 1945, tại nhà ông Tô Đình Bảng thuộc làng Mao Xá, huyện Thiệu Hóa, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị Đảng bộ quyết định Tổng khởi nghĩa.
Tranh vẽ: Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra mắt tại Thị xã Thanh Hoá ngày 23 tháng 8 năm 1945.

 

 


 

Ngày 16 đến ngày 20 tháng 8 năm 1945, Đội Việt Nam Giải phóng quân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy giải phóng thị xã Thái Nguyên.
Ảnh: Trụ sở Việt Nam Giải phóng quân sau khi giành chính quyền tại Thái Nguyên.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Lực lượng Vũ trang và các tầng lớp Nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, giành chính quyền về tay Nhân dân.

 

Nhân dân tổ chức mít tinh tại Nhà hát lớn Hải Phòng, ngày 23 tháng 8 năm 1945.


Nhân dân Thừa Thiên - Huế giành chính quyền, kéo vào cửa Thượng Tứ, Kinh thành Huế, ngày 23 tháng 8 năm 1945.
Cùng với cả nước, Nhân dân Sài Gòn sôi sục khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 8 năm 1945.
Ảnh: Người dân vùng ven, ngoại thành với tầm vông vạt nhọn kéo vào nội thành tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tại Sài Gòn, ngày 25 tháng 8 năm 1945.
Nhân dân Cần Thơ khởi nghĩa giành chính quyền ngày 26 tháng 8 năm 1945.


Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8 năm 1945, Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám đã giành thắng lợi hoàn toàn, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập và dân chủ.
Ảnh: Lễ duyệt binh của Quân giải phóng và Tự vệ Thành được tổ chức tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội trước niềm hân hoan, phấn khởi của đồng bào cả nước, ngày 30 tháng 8 năm 1945.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.

 


 

 

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công trụ sở chính quyền cách mạng non trẻ tại Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Nhân dân miền Nam tiếp tục đứng lên chống kẻ thù xâm lược.
Ảnh: Nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định biểu tình chống thực dân Pháp trước chợ Bến Thành – Khu trung tâm Thành phố Sài Gòn.
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau, Pháp bàn về tiến trình thi hành Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp được ký kết ngày 6 tháng 3 năm 1946.
Ảnh: Đồng chí Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát biểu tại Hội nghị.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Ảnh: Đoàn quân Nam tiến lên đường ra trận theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam với lực lượng lớn mạnh về mọi mặt và giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch quan trọng.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang trong chiến dịch Biên giới tại Đông Khê, năm 1950.
Ngày 19 tháng 3 năm 1950, hàng ngàn đồng bào Sài Gòn xuống đường đấu tranh phản đối Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Cuộc biểu tình đã đạt được thắng lợi và ngày này đi vào lịch sử, trở thành Ngày Toàn quốc chống Mỹ.
Tháng 12 năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.

 

Thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta, buộc Chính phủ Pháp phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Ảnh: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chiến năm 1954.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ở miền Bắc, Nhân dân ta tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp dựng lên chế độ tay sai độc tài Ngô Đình Diệm âm mưu đàn áp phong trào cách mạng và chia cắt nước ta. Phong trào “Đồng khởi” đấu tranh chống Mỹ - Diệm, giành chính quyền khởi đầu ở Bến Tre (năm 1960), sau đó lan rộng khắp cả nước.
Ảnh: Lực lượng du kích xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri anh dũng chiến đấu trong những ngày đầu của Phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre, năm 1960.
Ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập nhằm tập hợp các tầng lớp Nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ yêu nước cùng nhau đoàn kết thực hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh: Đồng bào ngoại thành Sài Gòn mít tinh hoan nghênh sự kiện thành lập của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, năm 1960.

 

 

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở đường đưa phong trào phá ấp chiến lược lên đỉnh cao.
Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 514 được tặng huy hiệu danh dự trong trận Ấp Bắc, năm 1963.
Tại chiến trường trọng điểm Đông Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, trực tiếp là Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, quân và dân ta đã lập nên chiến công vang dội - chiến thắng Bình Giã, đánh dấu sự chuyển mình của cách mạng miền Nam trong tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1964.

 

Năm 1968, quân và dân ta đồng loạt mở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, đánh địch ở 04 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan đầu não trung ương, địa phương của địch.
Ảnh: Đài Phát thanh Sài Gòn bị Quân Giải phóng tấn công, sáng Mùng 1 Tết Mậu Thân 1968.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Miền chuẩn bị kế hoạch tác chiến Chiến dịch Đường 9 Nam Lào, năm 1972.

 

Ngày 27 tháng 01 năm 1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Hiệp định nêu rõ: Mỹ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
Ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình thay mặt Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết Hiệp định Pa-ri.
Tháng 10 năm 1974, đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975.

 

 

 

Ngày 4 tháng 3 năm 1975, chiến dịch Tây Nguyên chính thức nổ ra, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên báo hiệu sự sụp đổ của Mỹ - Ngụy.
Ảnh: Quân Giải phóng đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy, tháng 3 năm 1975.

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Nội các Chính phủ Dương Văn Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

 

 


Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi của sức mạnh, tinh thần đoàn kết của toàn quân, toàn dân ta sau 30 năm kháng chiến liên tục để bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Ảnh: Nhân dân Hà Nội tham dự mít tinh mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975.
Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh cho lãnh đạo Thành phố, ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho các đơn vị tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2020 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2021, ngày 14 tháng 4 năm 2021.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyên Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trao Bằng công nhận huyện Cần Giờ đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, ngày 27 tháng 4 năm 2021.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận xã Thạnh An là xã đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 4 năm 2021.
Đồng chí Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020, ngày 31 tháng 3 năm 2021.

 

 

 

 

Đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Nhà tài trợ trao Bảng tượng trưng kinh phí cho ông Nguyễn Văn Ba, ngụ tại số 46/57, đường Minh Phụng, Phường 5, Quận 6 tại Lễ bàn giao công trình sửa chữa 2 căn nhà tình thương cho các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn tại Quận 6, ngày 18 tháng 5 năm 2021.
Ngày 14 tháng 4 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố và các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế, văn phòng kinh tế - văn hóa tại Thành phố nhằm trao đổi thông tin, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Thành phố và các đối tác nước ngoài trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hồi đáp ý kiến của các đại biểu tại buổi gặp mặt.
Hội nghị trực tuyến Kỷ niệm 20 năm Việt Nam - Liên bang Nga thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2001 - 2021) với chủ đề “Hai thế kỷ hữu nghị, hai thập kỷ đối tác chiến lược” do Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Thành phố Saint Petersburg tổ chức, ngày 19 tháng 5 năm 2021.
Ngày 23 tháng 3 năm 2021, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ xuất quân Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ, y tế của Liên hợp quốc tại Phái bộ Cộng hòa Nam Sudan. Ảnh: Các y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 – Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đội hình Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 trong tư thế sẵn sàng, chuẩn bị hành quân.
Tiếp nối truyền thống anh hùng của Lực lượng Vũ trang Thành phố, thanh niên hăng hái tiếp bước cha anh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền của Tổ quốc. Ảnh: Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh động viên các tân binh tại Lễ giao nhận quân, ngày 03 tháng 3 năm 2021.
Ngày 19 tháng 3 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động của Tổ công tác về đầu tư và lấy ý kiến góp ý về kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi ý kiến với các đại biểu tại Hội nghị.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng các hoạt động đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học kỹ thuật - công nghệ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Ảnh: Kỹ sư nghiên cứu sản phẩm công nghệ sinh học tại Trung tâm nghiên cứu triển khai - Khu Công nghệ cao (SHTP Labs), thành phố Thủ Đức.

Các kỹ sư thiết kế mạch điện thoại di động tại Khu Chế xuất Linh Trung, thành phố Thủ Đức.

 

Dây chuyền hiện đại sản xuất thiết bị y tế tại Khu Chế xuất Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

 


Sản phẩm trứng gà sạch của Công ty Cổ phần Ba Huân - doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong sản xuất, chế biến, cung ứng các sản phẩm gia cầm phục vụ trong nước và xuất khẩu.


Nhân viên chăm sóc, theo dõi sự phát triển của rau xanh trong mô hình trồng rau thủy canh theo phương pháp Aquaponics của Mỹ - không cần đất, không dùng phân bón, không dùng hóa chất tại trang trại VH Farm – Hóc Môn.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Ngày hội non sông” chào mừng thành công cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 Thành phố Hồ Chí Minh.


Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 7 với khẩu hiệu “Cùng nắm chặt tay nhau” được tổ chức tại Công viên 23/9 từ ngày 17 đến ngày 18 tháng 4 năm 2021 thu hút đông đảo người dân đến giao lưu sinh hoạt, vui chơi giải trí.


Ngày 19 tháng 5 năm 2021, Ban Thường vụ Thành Đoàn và Hội Đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khánh thành Không gian Bác Hồ với thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi Thành phố nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021). Ảnh: Các em Đội viên trải nghiệm ứng dụng xem phim tư liệu, hình ảnh tại Không gian Bác Hồ với thiếu nhi.
Ngày 29 tháng 4 năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố tổ chức Tổng kết Kỳ thi Olympic tháng 4 Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng năm 2021 tại Trường Trung học Cơ sở Trần Văn Ơn, Quận 1 thu hút 314 trường Trung học Cơ sở của 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức tham gia.

Được thành lập vào năm 1995, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh - một hệ thống đại học đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu theo hướng hiện đại, tập trung, hiện có 7 trường thành viên, là đơn vị đại học đứng thứ 2 Việt Nam về công bố quốc tế ở lĩnh vực khoa học tự nhiên theo Bảng xếp hạng mới nhất của Nature Index.

Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh lần 33 – năm 2021 chủ đề “Non sông liền một dải - Niềm tin chiến thắng” với 22 chặng đua từ Bắc vào Nam đã về đích tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 4 năm 2021.
Ảnh: Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Nhà tài trợ trao Giải thưởng cho các cá nhân và đồng đội.
Màn biểu diễn Vovinam của học sinh Thành phố tại Lễ phát động cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2021 – 2030 và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, ngày 28 tháng 3 năm 2021.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen - đơn vị đang nghiên cứu sản xuất vaccine Nano Covax, ngày 29 tháng 7 năm 2021.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố, ngày 26 tháng 6 năm 2021.


Thời gian qua, các cấp, các ngành Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nhằm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ người dân tại Khu phong tỏa ở Phường 4, Quận 3, ngày 14 tháng 7 năm 2021.
Các y bác sĩ nỗ lực chữa trị cho bệnh nhân có triệu chứng nặng, nguy kịch tại Khu hồi sức COVID-19, Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 


Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường An Lạc, quận Bình Tân, ngày 16 tháng 6 năm 2021.


Thành phố Hồ Chí Minh triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng ngừa COVID-19 cho người dân trên địa bàn.


Ngày 23 tháng 7 năm 2021, Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp với Lữ đoàn 87 Binh Chủng hóa học, Tiểu đoàn Phòng hóa 38 Quân khu 7 cùng với Lực lượng Vũ trang Thành phố và 21 quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức đợt cao điểm phun thuốc khử khuẩn phòng, chống dịch COVID-19 quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Ảnh: Đoàn xe tham gia tiêu độc, khử khuẩn xuất quân.

 

Nhiều doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực bảo đảm “3 tại chỗ”, bố trí công nhân ăn, ở và làm việc tại nhà máy để đảm bảo mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất vừa an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19.Ảnh: Công ty Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn bố trí cho công nhân ở tại nhà máy.

Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố Hồ Chí Minh lập các chốt kiểm tra liên ngành tất cả các phương tiện giao thông vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, thành vào Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy nhận diện phương tiện qua Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh.

Bên cạnh việc phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung hỗ trợ người lao động tự do, người bị cách ly, lực lượng tham gia phòng chống dịch,… góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Ảnh: Cán bộ Ủy ban nhân dân Phường 4, Quận 5 chi tiền hỗ trợ người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Công trình “Phiên chợ 0 đồng” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 6 tổ chức thực hiện nhằm chăm lo, hỗ trợ cho các hộ gia đình trên địa bàn có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.Ảnh: Lực lượng dân quân hỗ trợ người cao tuổi mua nhu yếu phẩm.
Đội ngũ văn nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đội tình nguyện Nhà Văn hóa Thanh niên cùng chung tay phòng, chống dịch COVID-19.Ảnh: Văn nghệ sĩ chế biến thức ăn phục vụ các khu cách ly và lực lượng chống dịch.

Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các y bác sĩ ở các tỉnh thành trên cả nước phát huy vai trò xung kích, tinh thần tương thân tương ái tình nguyện tham gia chi viện hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Ảnh: Đội ngũ y bác sĩ Thành phố Đà Nẵng tại Lễ xuất quân chi viện Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19, tháng 7 năm 2021.
Ngày 18 tháng 7 năm 2021, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi kiều bào đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chung tay chống dịch COVID-19.Ảnh: Đại diện Quỹ thiện nguyện Steve Bùi (kiều bào Nhật Bản) và Những người bạn trao tặng 30.000 khẩu trang y tế N95 cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2021.

Đường Rừng Sác - trục giao thông chính nối huyện Cần Giờ với trung tâm Thành phố được cải tạo, nâng cấp mở rộng góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà.

 

Ngày 13 tháng 7 năm 2021, hai đoàn tàu số 6 và 7 của Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã cập cảng Khánh Hội, Quận 4 để bốc dỡ, vận chuyển về depot Long Bình, thành phố Thủ Đức góp phần hoàn thiện, sớm đưa Tuyến Metro số 1 vào vận hành, tạo thuận tiện cho việc đi lại giữa thành phố Thủ Đức và trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (gồm Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức cũ) được thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2020, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.

 

Với sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, tin tưởng của người dân, Thành phố Hồ Chí Minh tự tin vượt qua khó khăn, vững bước tiến lên xứng đáng là Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu.
Ảnh: Lễ chào cờ tại Cột cờ Thủ Ngữ nằm trên khu vực Bến Bạch Đằng, Quận 1 - quần thể lịch sử - văn hóa đặc trưng, nhân chứng cho quá trình phát triển đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, rực rỡ pháo hoa chào mừng Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9.

 

 

 


 

Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 6
Lượt truy cập: 1398268