Thứ Năm 10/10/2024 07:55 GMT+7

Triển lãm “mừng Xuân Tân Sửu - mừng Đảng Quang vinh và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”

Ngày đăng: 03/02/2021
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) – Người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.
Đồng chí Trần Phú (1904 - 1931), Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng từ tháng 10 năm 1930 đến tháng 4 năm 1931.
Đồng chí Lê Hồng Phong (1902 - 1942), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 3 năm 1935 đến tháng 10 năm 1936.
Đồng chí Hà Huy Tập (1906 -1941), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 10 năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ (1912 - 1941), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 3 năm 1938 đến tháng 01 năm 1940.
Đồng chí Trường Chinh (1907 - 1988), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 5 năm 1941 đến tháng 10 năm 1956 và từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 12 năm 1986.
Đồng chí Lê Duẩn (1907 - 1986), Bí thư thứ Nhất từ tháng 9 năm 1960 đến năm 1975, Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 12 năm 1976 đến tháng 7 năm 1986.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh (1915 - 1998), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 6 năm 1991.
Đồng chí Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 6 năm 1991 đến tháng 12 năm 1997.
Đồng chí Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001.
Đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 01 năm 2011.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư của Đảng từ tháng 01 năm 2011; Từ ngày 23 tháng 10 năm 2018 đến nay, đồng chí là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Tranh vẽ: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 19 tháng 02 năm 1951 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang với quyết tâm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 05 tháng 9 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960. Đại hội khẳng định đường lối chiến lược cách mạng: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân ở miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976 trong bối cảnh đất nước hoàn toàn thống nhất. Đại hội tổng kết những bài học lớn của Cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối chiến lược đưa cả nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 31 tháng 3 năm 1982 thông qua những mục tiêu và nhiệm vụ chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của Đảng tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 27 tháng 6 năm 1991 đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 01 tháng 7 năm 1996 – Đại hội tiếp tục công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Đảng. Sau đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa VIII) tháng 12 năm 1997,đồng chí Lê Khả Phiêu đã được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2001 với chủ đề: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc trong thời điểm trọng đại bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 25 tháng 4 năm 2006 với chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 12 tháng 01 đến ngày 19 tháng 01 năm 2011 tại Hà Nội, với chủ đề: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20 tháng 01 đến ngày 28 tháng 01 năm 2016 tại Hà Nội, với chủ đề: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức từ ngày 25 tháng 01 năm 2021 đến ngày 01 tháng 02 năm 2021 tại Hà Nội, với chủ đề: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Trải qua 91 nămthành lập, xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc ta liên tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa thời đại sâu sắc gắn với lịch sử cách mạng của dân tộc. Tranh vẽ: Ngay sau khi được thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên giành chính quyền. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của Nhân dân đã diễn ra khắp các địa phương buộc chính quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Tranh vẽ: Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ, Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ là “Những tiếng súng báo hiệu cho cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc, là bước đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.
Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh và tổ chức vũ trang quần chúng đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Quang cảnh buổi mít tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do Việt Minh tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội, tháng 8 năm 1945.
Nhân dân Sài Gòn trong những ngày sôi sục khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 8 năm 1945.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, bất chấp sự phá hoại, khủng bố của kẻ thù, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tiến hành, với khoảng 90% tổng cử tri đi bỏ phiếu. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Chính phủ kháng chiến đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội khóa I phê chuẩn, ngày 03 tháng 11 năm 1946.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Ảnh: Đoàn quân Nam tiến lên đường ra trận theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam với lực lượng lớn mạnh về mọi mặt và giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch quan trọng. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang trong chiến dịch Biên giới tại Đông Khê, năm 1950.
Tháng 12 năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-cát-xtơ-ri (Pháp).
Thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta, buộc Chính phủ Pháp phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: Quang cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.
Cuộc biểu tình của các mẹ, các chị ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi trong phong trào “Đồng khởi” đấu tranh chống Mỹ - Diệm, giành chính quyền, năm 1961.
Chiến thắng của quân ta tại Ấp Bắc, Mỹ Tho dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ tại miền Nam.
Tại chiến trường trọng điểm Đông Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, trực tiếp là Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, quân và dân ta đã lập nên chiến công vang dội - chiến thắng Bình Giã, đánh dấu sự chuyển mình của cách mạng miền Nam trong tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1964.
Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thăm đơn vị chiến thắng Bàu Bàng, năm 1965.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị họp về tình hình và nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, ngày 28 tháng 12 năm 1967.
Năm 1968, quân và dân ta đồng loạt mở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, đánh địch ở 04 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan đầu não Trung ương, địa phương của địch. Ảnh: Quân giải phóng tấn công Đài Phát thanh Sài Gòn, sáng mùng 1 Tết Mậu Thân 1968.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Miền chuẩn bị kế hoạch tác chiến Chiến dịch đường 9 Nam Lào, năm 1972.
Xác máy bay B52 của giặc Mỹ bị quân dân Thủ đô bắn rơi tại phố Hoàng Hoa Thám, ngày 27 tháng 12 năm 1972.
Ngày 27 tháng 01 năm 1973, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình thay mặt Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, buộc Mỹ phải rút hết quân về nước.
Ngày 3 tháng 12 năm 1973, chiến sĩ đặc công Rừng Sác tổ chức đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè, gây chấn động trong nước và dư luận thế giới.
Tháng 10 năm 1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Quân Giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Dương Văn Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi của sức mạnh, tinh thần đoàn kết của toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Ảnh: Nhân dân Hà Nội tham dự mít tinh mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xưởng Cơ khí (nay là Công ty Cổ phần Cơ khí Gang thép Thái Nguyên), ngày 01 tháng 01 năm 1964.
Xã viên hợp tác xã Quang Hải, Hải Hậu, Hà Nam Ninh – lực lượng đi đầu trong thâm canh tăng năng suất góp phần đưa hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, năm 1966.
Công nhân xưởng Dệt Vinatexco (Công ty Dệt May Thắng Lợi) chủ động phục hồi sản xuất từ tháng 10 năm 1975.
Công trình xây dựng thủy điện Trị An được đưa vào vận hành năm 1991 đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế khu vực phía Nam và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng thăm Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Chiến Thắng, năm 1991.
Tháng 4 năm 1992, hệ thống truyền tải điện 500KV Bắc – Nam được khởi công xây dựng, nối kết lưới điện quốc gia và hiện nay hệ thống lưới điện ngày càng phát triển. Đây là công trình có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.
Nhà máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy, công suất lắp đặt 2.400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh; phục vụ chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng Tây Bắc.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hànhTrung ương Đảng, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 tại Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2019.
Phiên họp tổng kết các hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - hoạt động mở đầu cho nhiệm kỳ thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an 2020-2021 của Việt Nam tại New York, Hoa Kỳ, ngày 31 tháng 1 năm 2020.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương cùng đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhấn nút công bố Thông tư 11/2020/TT-BCTcủa Bộ Công thương về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và khai trương hệ thống cấp Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử theo Hiệp định EVFTA, ngày 30 tháng 6 năm 2020.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các tỉnh, Thành phố trong Hội nghị Liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ tại tỉnh Tây Ninh, ngày 28 tháng 6 năm 2020.
Đồng chí Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo các tỉnh thực hiện nghi thức khai mạc Hội nghị tổng kết chương trình hợp tác thương mại giai đoạn 2016 - 2020 và Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2020, ngày 24 tháng 9 năm 2020.
Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử thông minh của VinSmart, thuộc Tập đoàn Vingroup nằm trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Tập đoàn Vingroup khánh thành Nhà máy ô tô VinFast - Nhà máy ô tô đầu tiên tại Việt Nam với trang thiết bị hiện đại, mức độ tự động hóa cao đáp ứng xu thế công nghệ 4.0, khẳng định vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập.
Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, tỉnh Bình Dương là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các loại thép cán nguội, tôn kẽm, tôn lạnh, tôn màu. Ảnh: Tôn thành phẩm tại Nhà máy Tôn Đông Á, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Sản xuất nhớt tại Công ty Viet Epoch Petrochemical, tỉnh Đồng Nai.
Cảng Dầu khí Vietsovpetro là mô hình hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và Liên bang Nga góp phần quan trọng xây dựng thành phố biển Vũng Tàu trở thành trung tâm công nghiệp dầu khí.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm của quốc gia giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Nhà máy Đạm Cà Mau thuộc Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, là một trong những đơn vị áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra những sản phẩm chất lượng, thân thiện môi trường, góp phần phát triển thị trường trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cảng quốc tế Long An, tỉnh Long An với diện tích 147ha góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà và giảm tải cho các cụm cảng trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty Cổ phần Camimex, tỉnh Cà Mau là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu và khai thác thủy sản, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
Các trang trại chăn nuôi bò quy mô tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò chất lượng cao.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn được thực hiện tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, hiệu quả trên diện tích lớn, nâng cao năng suất bình quân trong toàn vùng. Ảnh: Thu hoạch Lúa tại tỉnh Vĩnh Long.
Mô hình trồng Nấm Linh Chi đang được nông dân các tỉnh, thành miền Nam nhân rộng góp phần làm phong phú sản phẩm nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Thu hoạch Nấm Linh Chi tại tỉnh Đồng Nai.
Sinh viên nghiên cứu Đông trùng Hạ thảo tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Học sinh thực hành nghiên cứu biểu bì của lá thông qua bộ kính hiển vi kết nối với máy tính tại trường Trung học Phổ thông Chuyên Long An.
Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô 700 giường bệnh phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân trong vùng.
Nhà máy Điện năng lượng mặt trời tại tỉnh Long An góp phần nâng sản lượng điện sạch, tăng thêm công suất cho lưới điện quốc gia và bổ sung nguồn cung cấp điện ổn định cho tỉnh nhà.
Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng lãnh đạo Trung ương và địa phương thực hiện nghi thức bấm nút khởi công xây dựng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây kết nối giao thông hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, góp phần giải quyết nhu cầu vận tải hành khách, hàng hoá Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các khu vực khác, ngày 30 tháng 9 năm 2020.
Cầu Vàm Cống nối liền đôi bờ sông Hậu giữa quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và tăng cường đảm bảo quốc phòng – an ninh trong khu vực.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Bằng khen cho các cá nhân thực hiện tốt Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2019 - 2020), ngày 15 tháng 5 năm 2020.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Bằng khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc tại Hội nghịTổng kết phong trào thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng bộ các quận, huyện và Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và phát động Giải thưởng sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2, năm 2021.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 với chủ đề “Nâng cao trách nhiệm nêu gương và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân; phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, tận dụng thời cơ cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng cường hội nhập quốc tế; đảm bảo quốc phòng - an ninh; phát triển nhanh, bền vững, vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân” được tổ chức tại Hội trường Thành phố từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 10 năm 2020. Ảnh: Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025 ra mắt Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI.
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI gồm 62 đồng chí; Ban Thường vụ Thành ủy gồm 16 đồng chí.
10 thành tựu của Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Mục tiêu, định hướng phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Đồng chí Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh cho lãnh đạo Thành phố, ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Hội nghị trực tuyến kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020) và 70 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Liên bang Nga do Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Thành phố Saint Petersburg tổ chức, ngày 19 tháng 5 năm 2020.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIVvà đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham quan các sản phẩm công nghệ cao trong chuyến thăm và làm việc với Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2020.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố và đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, đơn vị đối tác nhấn nút khởi động mô hình thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh trongLễ ra mắt mô hình, ngày 11 tháng 02 năm 2020.
Trung tâm giám sát, điều khiển giao thông thông minh Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm điều hành giao thông thông minh đô thị đầu tiên trong cả nước được xây dựng để giải quyết tình hình giao thông trong nội đô.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Chương trình Đối thoại Văn hóa giữa lãnh đạo Thành phố và các tầng lớp Nhân dân với chủ đề “Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, hướng tới xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố văn hóa”, ngày 27 tháng 6 năm 2020.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội Văn hóa – Thể thao Kỷ niệm 44 năm Ngày Thành phố Sài Gòn – Gia Định chính thức, vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 - 2/7/2020), ngày 27 tháng 6 năm 2020.
Thừa ủy quyền Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố trao tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” đợt 39 cho đại diện gia đình các Mẹ, ngày 17 tháng 10 năm 2019.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Đài Truyền hình Thành phố tổ chức chương trình nghệ thuật “Hướng về biên giới, biển, đảo Tổ quốc” lần thứ 8, nhằm vận động ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương – Vì tuyến đầu Tổ quốc”, ngày 02 tháng 12 năm 2020.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên Ban Thường vụThành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy và đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các Gia đình truyền thống tiêu biểu ở các lĩnh vực và Gia đình văn hóa – hạnh phúc tiêu biểu năm 2020 tại “Ngày hội Gia đình văn hóa – hạnh phúc” được tổ chức tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, ngày 28 tháng 6 năm 2020.
Ngày 01 tháng 01 năm 2021, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tuyên dương và trao danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2020 cho 12 cá nhân đại diện cho sức trẻ Thành phố “Khát vọng - Xung kích - Tri thức - Bản lĩnh”, giúp lan tỏa thông điệp về một thế hệ trẻ Thành phố sống có trách nhiệm với bản thân, công việc và với niềm tin của Nhân dân Thành phố.
Đồng chí Võ Văn Hoan, Thành Ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Đoàn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Thành phốtiếp nhận ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ kinh phí chăm lo an sinh xã hội cho các hộ hội viên nông dân nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố trong chương trình “Tết Nghĩa tình - Xuân Tân Sửu 2021”, ngày 16 tháng 12 năm 2020.
Chương trình “Tết sum vầy, Ngày hội Công nhân và Phiên chợ nghĩa tình”nhân dịp Tết Tân Sửu năm 2021 do Tổng Công ty Việt Thắng, Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức, ngày 11 tháng 01 năm 2021.
Ngày 02 tháng 7 năm 2020, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh công bố quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED). Viện được thành lập nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là Viện đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực này.
Sau 84 ngày thực hiện ca đại phẫu thuật tách dính vùng bụng chậu, cặp song sinh Hoàng Trúc Nhi và Hoàng Diệu Nhi đã xuất viện và bắt đầu hành trình trở lại với cuộc sống bình thường, ngày 07 tháng 10 năm 2020.
Ngày 10 tháng 2 năm 2020, Bệnh viện dã chiến phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV đầu tiên của Thành phố ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi do Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoạt động với quy mô 300 giường và sẵn sàng tăng 500 giường khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Thành phố Hồ Chí Minh giám sát hành khách nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất bằng máy quét thân nhiệt tầm xa, ngày 30 tháng 01 năm 2020.
Máy phát gạo tự động với khả năng cung cấp hàng chục tấn gạo mỗi ngày, hoạt động 24/24 giờ của Công ty PHGLock được đặt tại địa chỉ 204 đường Vườn Lài, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm phát gạo miễn phí cho người nghèo, đầy ắp nghĩa tình trong đại dịch COVID-19.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc tại Hội nghị Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị số 31-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố, ngày 16 tháng 12 năm 2020.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngày 15 tháng 12 năm 2020.
Ngày 20 tháng 9 năm 2020, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh tổ chức Lễ phát động thực hiện “Điểm xanh – sạch – đẹp” hưởng ứng đợt thi đua 200 ngày Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 với trọng tâm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch và giảm ngập nước”. Ảnh: Các đại biểu thực hiện vẽ tranh bích họa tuyên truyềntại hẻm 22, đường Huỳnh Đình Hai, phường 24, quận Bình Thạnh.
Sân chơi thiếu nhi Khu phố 15, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân được các thanh niên tình nguyện cải tạo từ bãi rác tự phát trở thành một sân chơi thân thiện với môi trường từ các vật liệu tái chế.
Ngày 10 tháng 10 năm 2020, Bến xe Miền Đông mới với trang thiết bị hiện đại, quy mô lớn bậc nhất cả nước chính thức đi vào hoạt động, mục tiêu phục vụ 7 triệu lượt hành khách mỗi năm.
Ngày 19 tháng 9 năm 2020, Ban Quản lý dự án đầu tư các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành, đưa vào sử dụng toàn bộ nút giao thông hầm chui An Sương với quy mô ba tầng (hầm chui, mặt đất và cầu vượt) góp phần giải quyết nạn kẹt xe, tai nạn giao thông tại cửa ngõ Tây Bắc Thành phố.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đang trong quá trình hoàn thành sẽ giúp việc đi lại giữa Thành phố Thủ Đức và Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh được thuận tiện hơn.
Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (gồm Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức) vừa mới được công bố thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2020 là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Với sự nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người dân Thành phố, năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực, vững vàng vượt khó, tự tin bước vào năm mới 2021. Ảnh: Pháo hoa chào mừng năm mới 2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 8
Lượt truy cập: 1165536