Thứ Hai 16/09/2024 10:18 GMT+7

Triển lãm Mừng xuân Nhâm Dần - Mừng Đảng quang vinh

Ngày đăng: 28/01/2022
Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm sinh: 1890 – 1969; Quê quán: Xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), Nam Đàn, Nghệ An. Người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch Đảng từ 02/1951 đến 10/1956 và từ 9/1960 đến khi mất; Tổng Bí thư của Đảng từ 10/1956 đến 9/1960
Đồng chí Trần Phú Năm sinh: 1904 – 1931; Quê quán: Xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh; Tổng Bí thư từ 10/1930 đến 4/1931
Đồng chí Lê Hồng Phong Năm sinh: 1902 – 1942; Quê quán: Xã Hưng Thông, Hưng Nguyên, Nghệ An; Tổng Bí thư từ 03/1935 đến 10/1936
Đồng chí Hà Huy TậpNăm sinh: 1906 – 1941; Quê quán: Xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; Tổng Bí thư từ 10/1936 đến 03/1938
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ Năm sinh: 1912 – 1941; Quê quán: Xã Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; Tổng Bí thư từ 03/1938 đến 01/1940
Đồng chí Trường Chinh Năm sinh: 1907 – 1988; Quê quán: Xã Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định; Tổng Bí thư từ 5/1941 đến 10/1956; từ 7/1986 đến 12/1986
Đồng chí Lê Duẩn Năm sinh: 1907 – 1986; Quê quán: Xã Triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị; Tổng Bí thư từ 9/1960 đến 7/1986
Đồng chí Nguyễn Văn Linh Năm sinh: 1915 – 1998; Quê quán: Xã Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên; Tổng Bí thư từ 12/1986 đến 6/1991
Đồng chí Đỗ Mười Năm sinh: 1917 – 2018; Quê quán: Xã Đông Mỹ, Thanh Trì, Hà Nội; Tổng Bí thư từ 6/1991 đến 12/1997
Đồng chí Lê Khả Phiêu Năm sinh: 1931 – 2020; Quê quán: Xã Đông Khê, Đông Sơn, Thanh Hóa; Tổng Bí thư từ 12/1997 đến 4/2001
Đồng chí Nông Đức Mạnh Năm sinh: 1940; Quê quán: Xã Cường Lợi, Na Rì, Bắc Kạn; Tổng Bí thư từ 4/2001 đến 01/2011
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng Năm sinh: 1944; Quê quán: Xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội; Tổng Bí thư từ 01/2011 đến nay
Từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Tranh vẽ: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội Đảng là một mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang với quyết tâm “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 10 tháng 9 năm 1960. Đại hội khẳng định đường lối chiến lược cách mạng: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân ở miền Nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IV của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 tháng 12 đến ngày 20 tháng 12 năm 1976 trong bối cảnh đất nước hoàn toàn thống nhất. Đại hội tổng kết những bài học lớn của Cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối chiến lược đưa cả nước tiến lên theo con đường Xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 27 tháng 3 đến ngày 31 tháng 3 năm 1982 thông qua những mục tiêu và nhiệm vụ chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.

Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 tháng 12 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.


Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của Đảng tổ chức tại Hà Nội từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 27 tháng 6 năm 1991 đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.


Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 01 tháng 7 năm 1996 – Đại hội tiếp tục công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng chí Đỗ Mười đã được bầu làm Tổng Bí thư Đảng. Sau đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khóa VIII) tháng 12 năm 1997, đồng chí Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 22 tháng 4 năm 2001 với chủ đề: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc trong thời điểm trọng đại bước vào thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 tháng 4 đến ngày 25 tháng 4 năm 2006 với chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 12 tháng 01 đến ngày 19 tháng 01 năm 2011 tại Hà Nội, với chủ đề: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20 tháng 01 đến ngày 28 tháng 01 năm 2016 tại Hà Nội, với chủ đề: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức từ ngày 25 tháng 01 năm 2021 đến ngày 01 tháng 02 năm 2021 tại Hà Nội, với chủ đề: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy ý chí, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng.
Tranh vẽ: Ngay sau khi được thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã lãnh đạo Nhân dân đứng lên giành chính quyền. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 

 

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của Nhân dân đã diễn ra khắp các địa phương buộc chính quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

 

 

 

 

Tranh vẽ: Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ, Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ là “Những tiếng súng báo hiệu cho cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc, là bước đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.
Sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào đấu tranh và tổ chức vũ trang quần chúng đòi hỏi cách mạng Việt Nam phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức. Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.
Nhân dân Sài Gòn trong những ngày sôi sục khởi nghĩa giành chính quyền, tháng 8 năm 1945.

 

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, bất chấp sự phá hoại, khủng bố của kẻ thù, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tiến hành, với khoảng 90% tổng cử tri đi bỏ phiếu. Nhân dân cả nước đã bầu 333 đại biểu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Chính phủ kháng chiến đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội khóa I phê chuẩn, ngày 3 tháng 11 năm 1946.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Ảnh: Đoàn quân Nam tiến lên đường ra trận theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1946.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam với lực lượng lớn mạnh về mọi mặt và giành thắng lợi trong nhiều chiến dịch quan trọng. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị lực lượng vũ trang trong chiến dịch Biên giới tại Đông Khê, năm 1950.

Tháng 12 năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-cát-xtơ-ri (Pháp).


Thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta, buộc Chính phủ Pháp phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: Quang cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.
Cuộc biểu tình của các mẹ, các chị ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi trong phong trào “Đồng khởi” đấu tranh chống Mỹ - Diệm, giành chính quyền, năm 1961.

Tại chiến trường trọng điểm Đông Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, trực tiếp là Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, quân và dân ta đã lập nên chiến công vang dội - chiến thắng Bình Giã, đánh dấu sự chuyển mình của cách mạng miền Nam trong tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1964.

Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thăm đơn vị chiến thắng Bàu Bàng, năm 1965.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị họp về tình hình và nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, ngày 28 tháng 12 năm 1967.

 

Năm 1968, quân và dân ta đồng loạt mở Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, đánh địch ở 04 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan đầu não Trung ương, địa phương của địch. Ảnh: Quân giải phóng tấn công Đài Phát thanh Sài Gòn, sáng mùng 1 Tết Mậu Thân 1968.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Miền chuẩn bị kế hoạch tác chiến Chiến dịch đường 9 Nam Lào, năm 1972.

 

Xác máy bay B52 của giặc Mỹ bị quân dân Thủ đô bắn rơi tại phố Hoàng Hoa Thám, ngày 27 tháng 12 năm 1972.
Ngày 27 tháng 01 năm 1973, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình thay mặt Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, buộc Mỹ phải rút hết quân về nước.

Ngày 3 tháng 12 năm 1973, chiến sĩ đặc công Rừng Sác tổ chức đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè, gây chấn động trong nước và dư luận thế giới.

 

Tháng 10 năm 1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

 

 

 

 

Quân Giải phóng đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Dương Văn Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Đó là thắng lợi của sức mạnh, tinh thần đoàn kết của toàn quân, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Ảnh: Nhân dân Hà Nội tham dự mít tinh mừng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975.
Mỏ dầu Bạch Hổ trên vùng biển Vũng Tàu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế và lĩnh vực an ninh - quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: Các giàn khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm của quốc gia giai đoạn đầu thế kỷ 21.

 

 

Nhà máy Đạm Cà Mau với công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất Đông Nam Á có công suất 800.000 tấn urê/năm góp phần bình ổn nguồn phân bón trên cả nước hiện đang hướng đến xây dựng một nhà máy khép kín và “xanh hóa” nền công nghiệp của Việt Nam.

 

 

Nhà máy thủy điện Sơn La với 6 tổ máy, công suất lắp đặt 2.400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 10,246 tỷ kWh; phục vụ chống lũ về mùa mưa, cung cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội vùng Tây Bắc.
Trạm phát điện tận dụng năng lượng nhiệt thải tại Nhà máy Xi măng Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang. Đây là một trong những mô hình phát điện tận dụng nhiệt thải đầu tiên tại Việt Nam.


Năm 1982, căn nhà tình nghĩa đầu tiên do Thành phố xây dựng cho thương binh Đào Văn Của, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi đã mở đầu cho phong trào xây tặng Nhà tình nghĩa và sau đó được lan tỏa khắp cả nước.

 

 

Nhà máy dệt Thành Công là một trong những đơn vị đi đầu về tháo gỡ cơ chế để phát triển sản xuất kinh doanh, năm 1985.
Công ty Lương thực Thành phố năng động, sáng tạo với mô hình kinh doanh theo nguyên tắc “Bán theo giá, đảm bảo kinh doanh”, phục vụ đủ nhu cầu lương thực cho người dân Thành phố – một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của Thành phố đóng góp quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới đất nước.
Cảng Sài Gòn phát huy tự chủ, đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu liên tục sau ngày giải phóng.

 

 

Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thăm Nhà máy sữa Dielac thuộc Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk), năm 1990.

Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tháng 5 năm 2021, cùng với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, với tỉ lệ cử tri đi bầu cử đạt 99,6%.
Thành phố Thủ Đức – Thành phố đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động. Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, ghi dấu ấn về việc lần đầu tiên thành lập “Thành phố trong Thành phố” của đất nước. Sự hình thành Thành phố Thủ Đức là sự thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thành phố Hồ Chí Minh với mô hình chính quyền đô thị theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 ngày 16/11/2020 của Quốc hội.
Thành phố Hồ Chí Minh trải qua đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 khốc liệt nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Thành phố Hồ Chí Minh trở thành tâm dịch của Việt Nam khi biến cố đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới bùng phát lần thứ 4. Thành phố đã triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó phòng, chống dịch với phương châm 5 tại chỗ, tập trung vào các giải pháp: truyền thông, vận động, giám sát phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng dập dịch triệt để, tổ chức điều trị hiệu quả. Thành phố đã huy động tất cả các lực lượng tham gia chống dịch, trong đó có hơn 80.000 cán bộ y tế. Ảnh: Lễ khánh thành 3 Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 8 năm 2021.
Thành phố ứng phó với phát sinh chưa từng có trong phòng, chống dịch COVID-19. Với quyết tâm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước đưa ra 3 gói hỗ trợ với số lượng và giá trị gói hỗ trợ lớn, tận dụng các nguồn lực xã hội, khẩn trương triển khai các gói an sinh đến người dân cho đến khi Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới; nhanh chóng bao phủ vaccine toàn dân, triển khai các trạm y tế lưu động và tổ y tế cộng đồng; tiến hành cách ly, theo dõi, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nơi lưu trú… Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao quyết định thành lập Trung tâm An sinh Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2021.
Cả nước vì Thành phố, cùng Thành phố vượt qua đại dịch COVID-19. Chiến thắng đại dịch COVID-19 là chiến thắng của Nhân dân, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cùng Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố đã hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, đưa vào hoạt động bệnh viện dã chiến, giúp đỡ người dân gặp khó khăn,… một minh chứng sống động cho sự hiệp đồng tác chiến, không còn sự phân biệt giữa lực lượng vũ trang với dân sự, giữa Trung ương với địa phương, giữa chính quyền với doanh nghiệp trong cuộc chiến chống COVID-19. Ảnh: Lực lượng Quân y từ Hà Nội xuống sân bay Tân Sơn Nhất chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19, ngày 21 tháng 8 năm 2021.
Chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” – Chương trình đối thoại đầu tiên của chính quyền cấp tỉnh với người dân trên nền tảng mạng xã hội. Thành phố là địa phương duy nhất tổ chức kết nối giữa chính quyền với Nhân dân qua chương trình “Dân hỏi –Thành phố trả lời” trên các nền tảng mạng xã hội, thể hiện sự mạnh dạn, tiên phong trong cách làm, mong muốn lắng nghe, đối thoại với người dân của chính quyền Thành phố. Chương trình được Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố phối hợp với Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
Lễ tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã mất trong đại dịch COVID-19 trang trọng, xúc động và thiêng liêng. Ngày 19 tháng 11 năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tưởng niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã mất trong đại dịch COVID-19. Đây là hoạt động đầy ý nghĩa thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và toàn thể người dân Việt Nam trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân và lan tỏa tình nhân ái cộng đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, có nhiều điểm sáng về kinh tế. Song song công tác phòng, chống dịch, Thành phố kiên quyết, kiên trì thực hiện thành công “mục tiêu kép”, kết hợp linh hoạt, sáng tạo, hài hòa, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2021. Thành phố Hồ Chí Minh đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ các vướng mắc, xây dựng các chính sách kiến tạo phát triển là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Thành phố. Ảnh: Hội thảo khoa học “Thành phố Hồ Chí Minh: Xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, ngày 13 tháng 12 năm 2021.
Thế trận quốc phòng toàn dân - An ninh Nhân dân, lực lượng vũ trang tham gia phòng, chống dịch COVID-19, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Lực lượng vũ trang Thành phố tập trung lực lượng cho công tác phòng chống dịch, nhưng vẫn đeo bám, kiên trì trấn áp tội phạm, có những hoạt động hiệu quả, thiết thực góp phần quan trọng giữ vững an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo vệ bình yên cho Nhân dân. Ảnh: Công an quận Gò Vấp cùng các lực lượng chức năng quyết liệt thực hiện các đợt tuần tra, chốt chặn, kiểm soát lượng người và phương tiện lưu thông trên các tuyến đường, tuyến hẻm của quận.
Thành phố tận dụng thời cơ, tăng tốc chuyển đổi số, đối ngoại sáng tạo để thích ứng linh hoạt. Dịch COVID-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn Thành phố. Trong thời gian chống dịch, các mô hình kinh doanh trực tuyến, hội nghị trực tuyến, dịch vụ internet, viễn thông… tăng đột biến. Lần đầu tiên, hàng loạt giải pháp công nghệ đã được triển khai trên quy mô lớn trong thời gian ngắn nhất: Hệ thống khai báo y tế điện tử bằng mã QR; hệ thống quản lý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; hệ thống Bản đồ số; hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ Trung ương đến cấp phường, xã, thị trấn. Ảnh: Người dân khai báo y tế tự động bằng mã QR tại các địa điểm công cộng trên địa bàn Thành phố.
Ngày 11 tháng 10 năm 2021, Tổ Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đơn vị 10 khoá XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi bằng hình thức trực tuyến, nhằm báo cáo chương trình kỳ họp thứ 2 Quốc hộikhoá XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao đổi với cử tri huyện Củ Chi.
Ngày 16 tháng 12 năm 2021, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2021. Chương trình diễn ra tại Hội trường Thành phố, kết nối trực tuyến với các điểm cầu tại Thành ủy thành phố Thủ Đức, các quận, huyện ủy và một số đảng ủy cấp trên cơ sở. Ảnh: Các tập thể và cá nhân tiêu biểu có thành tích tốt trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2021 được tuyên dương tại Hội nghị.
Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương tập thể và cá nhân điển hình “Dân vận khéo” tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 91 năm truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2021) và 40 năm Ngày thành lập Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (27/11/1981-27/11/2021); tuyên dương tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo” năm 2021.

 

 

 

Đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chúc mừng các cá nhân và tập thể đại diện cho hàng ngàn tấm gương đã đóng góp nhiều hoạt động có ý nghĩa lớn cho xã hội, được nhận danh hiệu “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả” lần thứ 4, ngày 12 tháng 3 năm 2021. 

 

Đại hội đại biểu Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 – 2026 với chủ đề “Đoàn kết – Sáng tạo – Khát vọng vươn lên – Phát triển bền vững”, ngày 23 tháng 12 năm 2021.

 

 

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Thanh Xuân, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố chúc mừng các gương điển hình tại Lễ tuyên dương danh hiệu “Nông dân tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ 14, năm 2021 và tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Thành phố năm 2020, ngày 10 tháng 12 năm 2021.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến nghi thức lễ phát động đợt thi đua “Tự hào thanh niên Thành phố Anh hùng” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Ngày 01 tháng 01 năm 2022, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương “Công dân trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2021. 14 công dân trẻ được vinh danh là nguồn động viên, cổ vũ cho những nỗ lực đổi mới và sáng tạo của tuổi trẻ, nhằm giúp Thành phố kiểm soát dịch bệnh hiệu quả hơn, sớm phục hồi và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, xây dựng Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp ông Peter Feldmann, Thị trưởng thành phố Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức cùng các thành viên trong đoàn đã đến và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 11 năm 2021.

Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp ông Daniel Coenraad Stork, tân Tổng Lãnh sự Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh đến chào ra mắt, nhân dịp nhận nhiệm kỳ công tác tại Thành phố, ngày 07 tháng 12 năm 2021.
Thành phố đang nỗ lực thực hiện việc cải thiện môi trường đầu tư, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài với mong muốn cộng đồng doanh nghiệp luôn tin tưởng và đồng hành cùng Thành phố. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Aeonmall Việt Nam Nakagawa Tetsuyuki cùng đoàn đại biểu, ngày 15 tháng 11 năm 2021.
Ngày 23 tháng 11 năm 2021, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức sự kiện Gặp gỡ Hoa Kỳ với chủ đề “Chung tay hợp tác tái mở cửa, phục hồi và phát triển khu vực kinh tế phía Nam”. Ảnh: Đồng chí Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham dự sự kiện tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham dự Tọa đàm giữa lãnh đạo Thành phố và các viên chức văn hóa, báo chí, phóng viên nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện khởi động lộ trình phục hồi du lịch và kinh tế - xã hội; giới thiệu Thành phố là “Điểm đến an toàn – Hành trình sống động” đến các thị trường khách quốc tế thông qua hình thức tiếp thị tại chỗ; tạo cơ hội thu hút đầu tư mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, giáo dục, kinh tế...
Trong bối cảnh hồi phục kinh tế - văn hóa - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn COVID-19, Tuần lễ Du lịch “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tôi yêu” lần thứ nhất diễn ra từ ngày 24 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021 với nhiều hoạt động phong phú góp phần phục hồi và phát triển mạnh mẽ ngành du lịch Thành phố nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung trong năm 2022. Ảnh: Đồng chí Phan Thị Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng hoa cho các đại sứ du lịch tại Lễ phát động và khai mạc Tuần lễ Du lịch.
Ngày 20 tháng 12 năm 2021, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm tôn vinh hàng Việt năm 2021 với quy mô hơn 100 gian hàng tham gia. Ảnh: Các đơn vị ký kết hợp tác xúc tiến hàng Việt vào thị trường Úc tại buổi lễ.

Ngày 17 tháng 12 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Connect) năm 2021 nhằm tìm ra những giải pháp phục hồi kinh tế cho năm 2022 và liên kết phát triển vùng trong điều kiện bình thường mới. Ảnh: Các đại biểu tìm hiểu sản phẩm trưng bày tại diễn đàn.
Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm nơi làm việc của công nhân Công ty FPT Software Ho Chi Minh tại Khu Công nghệ cao Thành phố tìm hiểu về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình phục hồi sản xuất kinh doanh, ngày 10 tháng 11 năm 2021.
Khi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giai đoạn bình thường mới, các hoạt động tái phục hồi sản xuất đã có dấu hiệu khởi sắc với hơn 1.300 công ty, nhà máy trong các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp mở cửa trở lại, đón hơn 230.000 công nhân, người lao động tham gia sản xuất. Ảnh: Công nhân chế biến thực phẩm tại Công ty Vĩnh Thành Đạt, Quận 12.
Công nhân sản xuất thiết bị điện tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nissei Electric Việt Nam.

Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kỹ thuật và Công nghệ cao Sài Gòn. 

Công nhân tại Tổng Công ty Cổ phần may Nhà Bè may veston xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước châu Âu. 

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao giải thưởng cho các tác giả lĩnh vực Khoa học kỹ thuật tại Lễ trao tặng Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 - năm 2021, ngày 30 tháng 12 năm 2021.

 

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân Thành phố cho các tác giả đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 26 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 21 tháng 12 năm 2021.

 

Ngày 18 tháng 12 năm 2021, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố tổ chức vinh danh các tác giả đạt Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 23 - năm 2021.

 

 

Ngày 21 tháng 11 năm 2021, Lễ tổng kết Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 năm 2021 trao giải cho hơn 146 mô hình, sản phẩm từ 91 trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông của các quận huyện, thành phố Thủ Đức và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

 


Giải thưởng Võ Trường Toản nhằm tôn vinh các Thầy, Cô giáo đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Thành phố do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm. Ảnh: Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Bằng khen cho 50 Nhà giáo tiêu biểu, 15 Nhà giáo Ưu tú tại Lễ trao giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24, ngày 29 tháng 11 năm 2021.
Ngày 04 tháng 12 năm 2021, tại Nhà Văn hóa Thanh niên, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Vinh danh thủ khoa” năm 2021 nhằm động viên, khích lệ sinh viên nỗ lực, phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Ảnh: Giao lưu các gương thủ khoa tiêu biểu tại chương trình.
Sáng ngày 31 tháng 12 năm 2021, Hội Thầy thuốc trẻ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ra quân thực hiện chương trình “Mũi tiêm an toàn - Vắc xin hạnh phúc”, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân và đẩy nhanh nhất việc tiêm phủ vắc xin mũi 3 tại các địa bàn dân cư.

Ca phẫu thuật tim với kỹ thuật bắt hai cầu mạch vành bằng xâm lấn tối thiểu, quan sát trực tiếp, có nội soi hỗ trợ, lần đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy cũng như tại khu vực phía Nam, ngày 30 tháng 12 năm 2021.
Đông đảo thí sinh tranh tài tại Giải Việt dã truyền thống lần thứ 45 năm 2021 chào mừng Kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021) và 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2021), ngày 25 tháng 4 năm 2021.
Màn đồng diễn võ nhạc Vovinam của hàng nghìn học sinh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân, tại đường Lê Duẩn, ngày 12 tháng 7 năm 2020.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thăm hỏi và tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 tại Quận 3, tháng 8 năm 2021.

Đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp (giữa), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao thiết bị hỗ trợ học trực tuyến cho em Trần Thị Kiều Vy – học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cần Giờ trong chương trình trao học bổng Lương Định Của và thiết bị học trực tuyến cho con hội viên nông dân nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Thành phố, ngày 28 tháng 9 năm 2021.
Đồng chí Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Dương Anh Đức, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao Thư cảm ơn cho các tổ chức, cá nhân tại Lễ tiếp nhận Kinh phí ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” Thành phố chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần, ngày 20 tháng 12 năm 2021.
Gian hàng khởi nghiệp từ sản phẩm đan móc của Hội viên Phụ nữ Quận 11 tại Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, tháng 11 năm 2021. Đây là hoạt động hỗ trợ hội viên phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp, kinh doanh vượt qua thách thức do dịch bệnh COVID-19 gây ra.
Ngày 17 tháng 01 năm 2021, tại Quảng trường Khánh Hội (Quận 4), Thành Đoàn Thành phố phối hợp cùng Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Xuân tình nguyện lần thứ 13.

 

Người dân Thành phố hưởng ứng Ngày hội Văn hóa đọc trực tuyến năm 2021 với chủ đề “Hành trình tri thức - Bừng sáng tương lai”.

 

Ngày 29 tháng 4 năm 2021, tại đường đi bộ Nguyễn Huệ, Ban Tổ chức Kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Bản hùng ca của mùa xuân đại thắng” chào mừng 46 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021).

Năng động, sáng tạo là bản chất, cốt cách, nét văn hóa tiêu biểu của con người Thành phố. Chính sự năng động, sáng tạo đã làm nên sự bứt phá, phát huy được những lợi thế về nguồn lực, khắc phục các hạn chế, khó khăn để Thành phố mạnh mẽ vươn lên. Ảnh: Chương trình đón chào năm mới 2022 tại đường đi bộ Nguyễn Huệ. (Chương trình được trực tiếp truyền hình, truyền thanh trên các hạ tầng truyền thông xã hội, không có khán giả).
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 6
Lượt truy cập: 1075203