Song thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (tức Nguyễn Sinh Huy) - một trí thức yêu nước, Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan - một phụ nữ hiền hậu, đảm đang.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời niên thiếu, Nguyễn Sinh Cung là một học trò thông minh, chăm chỉ học tập, thích đọc truyện và thơ ca yêu nước. Những buổi đàm luận về thời cuộc giữa cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với những nhà yêu nước khác, đã sớm giáo dục cho cậu bé tinh thần yêu nước, thương dân. Tranh vẽ: Nguyễn Sinh Cung đang nghe các bậc cha chú đàm đạo việc nước.
Tranh vẽ: Với tên Nguyễn Tất Thành khi còn là học sinh trường Quốc học Huế, ngày 09 tháng 5 năm 1908, Người tham gia biểu tình chống thuế tại Tòa khâm sứ Trung Kỳ.
Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan và sự thất bại của các phong trào yêu nước, ngày 05 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin ở bến cảng Sài Gòn, rời Tổ quốc thân yêu, bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước.
Khách sạn Carlton Thủ đô Luân Đôn - Vương quốc Anh, nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm phụ bếp, vừa tự học thêm tiếng Anh trong những năm 1914 – 1917.
Tháng 12 năm 1920, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, Người tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (Tours). Tại Đại hội, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam .
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với đại biểu các nước tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V năm 1924 tại Mát-xcơ-va, thông qua Nghị quyết về việc thành lập Mặt trận Thống nhất Công nhân và nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Từ cuối năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt đầu tiên cho Cách mạng Việt Nam, trong đó có các đồng chí tiêu biểu như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự... Tranh vẽ: Lớp huấn luyện cán bộ Cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc).
Từ ngày 06 tháng 01 đến ngày 07 tháng 02 năm 1930, tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta. Bản trích: Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tranh vẽ: Ngày 28 tháng 01 năm 1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài Hồ Chí Minh trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Nhân dân Sài Gòn hưởng ứng cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi “Sẻ cơm nhường áo” đăng trên báo Cứu quốc, số 53, ngày 28 tháng 09 năm 1945.
Sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời đã ra sắc lệnh tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I (1946) đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nhậm chức và giới thiệu thành phần Chính phủ tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, Hà Nội, tháng 02 năm 1946.
Tháng 9 năm 1946, phát biểu trước Hội đồng thành phố Paris (Pháp), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam giữ vững nền độc lập, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ.
Tháng 6 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở Chiến dịch lớn tấn công quân Pháp trên tuyến biên giới Cao Bằng – Lạng Sơn. Sau 29 ngày đêm từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 14 tháng 10 năm 1950, quân ta chiến đấu quyết liệt, anh dũng và mưu trí, Chiến dịch Biên giới Thu – Đông đã giành thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trên đường đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tại chiến khu Việt Bắc, tháng 02 năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam, tháng 12 năm 1953.
Bác Hồ tặng Huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên” cho các cá nhân có thành tích xuất sắc sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 toàn thắng.
Ghi nhớ công ơn của tiền nhân, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1954, tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ Đại đoàn quân Tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
“Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi” - Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động khi nhắc đến sự hy sinh, gian khổ của đồng bào miền Nam ruột thịt tại kỳ họp Quốc hội khóa I, tháng 12 năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu Ban Thường trực Quốc hội khóa I, tháng 01 năm 1957.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ở miền Bắc, Nhân dân ta tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp âm mưu xâm chiếm lâu dài nước ta. Tháng 1 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã thông qua đường lối cách mạng miền Nam trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược để đi đến thống nhất đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 01 tháng 01 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị họp về tình hình và nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, ngày 28 tháng 12 năm 1967.
Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời trong sự tiếc thương vô hạn của toàn dân. Trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn đọc năm lời thề son sắt, nói lên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ là vị Lãnh tụ thiên tài, Người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, Người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là Nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam. Mặc dù Người đã đi xa nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người vẫn luôn hiện diện trên mỗi chặng đường đi lên của đất nước. Soi mình vào những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thấy lời Người dạy vô cùng thiêng liêng và là chân lý cho hôm nay và mãi mãi mai sau. Ảnh: 05 tác phẩm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia.
Thực hiện mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, Nhân dân cả nước tiếp tục kháng chiến với tinh thần quật khởi. Ảnh: Xác máy bay B-52 của Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi trong chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, tháng 12 năm 1972.
11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Ảnh: Nhân dân Sài Gòn vui mừng đón đoàn quân chiến thắng tiến vào Thành phố trong ngày giải phóng, ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh của hồn dân tộc, là đuốc sáng soi đường cho dân tộc Việt Nam đi từ bùn đen nô lệ vùng lên giành lại tự do, độc lập. Ảnh: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng - Lễ mừng miền Nam giải phóng, thống nhất đất nước được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, năm 1975.
Bảng trích:“Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh, nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, Đảng viên của Thành phố mang tên Bác”(Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025).
Bến Nhà Rồng, nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nơi lưu giữ và trưng bày tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2021.
Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi bộ Nguyễn Huệ – biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của Nhân dân Thành phố đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi dâng hoa, báo cáo với Bác, kết quả phấn đấu, rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và Nhân dân Thành phố.Ảnh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh dâng hoa tưởng nhớ Bác tại Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2021).
Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi được đặt trang trọng trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện để các cháu tưởng nhớ đến Bác, nuôi dưỡng tâm hồn, đạo đức trong sáng, nỗ lực học tập và làm theo 5 Điều Bác Hồ dạy. Ảnh: Các đại biểu và gương điển hình “Cháu ngoan Bác Hồ” dâng hoa, báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài, ngày 07 tháng 11 năm 2021.
Di tích lịch sử cấp Quốc gia Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (số 5, đường Châu Văn Liêm, Quận 5) – nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ở trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Ảnh: Đoàn viên, thanh niên Thành phố tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích, góp phần giáo dục truyền thống, vun đắp niềm tự hào, tinh thần cống hiến cho thế hệ trẻ trong những chặng đường phát triển của Thành phố.
Bên cạnh các di tích lịch sử, tượng đài, Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh còn thể hiện lòng tôn kính đối với Bác thông qua các không gian thờ Người tại các đền, đình, bảo tàng…Ảnh: Đội viên, Đoàn viên thanh niên dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, huyện Củ Chi.
Các em học sinh viếng đền thờ Bác Hồ tại Di tích lịch sử Quốc gia Khu Tưởng niệm Ngã Ba Giồng, huyện Hóc Môn.
Không gian thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử “Nơi họp Hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ tháng 9 năm 1940”, huyện Hóc Môn.
Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trang trọng tại Di tích lịch sử cấp Quốc gia Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (số 5, đường Châu Văn Liêm, Quận 5).
Không chỉ dừng lại ở các công trình kiến trúc, văn hóa vật thể, không gian văn hóa Hồ Chí Minh còn là sự lan tỏa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, làm cho nét đẹp văn hóa, con người Hồ Chí Minh thấm sâu vào con người Thành phố, trở thành nguồn sức mạnh đặc thù của con người nơi Thành phố được vinh dự mang tên Bác. Ảnh: Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 03-KH/TW của Ban Bí thư về “đẩy mạnhhọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 24 tháng 8 năm 2016.
Ngày 16 tháng 12 năm 2021, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2021. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân xuất sắc tại Hội nghị.
Ngày 07 tháng 5 năm 2021, Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Nâng cao chất lượng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh”; sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Tọa đàm Đảng viên trẻ năm 2022 với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” do Liên đoàn Lao động phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quận 1 tổ chức, ngày 14 tháng 01 năm 2022.
Ngày 11 tháng 11 năm 2021, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến cho toàn thể Đảng viên trong Đảng bộ học tập, quán triệt Chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng với chủ đề: “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú trọng tổ chức thực hiện các chuyên đề theo Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức học tập đổi mới, sáng tạo đến các cơ sở gắn với tình hình cụ thể từng ban ngành, cơ quan, đơn vị. Ảnh: Cán bộ, Đảng viên Quận 4 tham gia Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng - Chuyên đề năm 2021, ngày 12 tháng 6 năm 2021.
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy và đồng chí Trần Long Ẩn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các tác giả tại Lễ tổng kết và trao Giải sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2015 – 2020 vào ngày 28 tháng 08 năm 2020.
Lãnh đạo quận Phú Nhuận trao giải Hội thi sáng tác và biểu diễn tiểu phẩm Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021 với chủ đề “Sáng mãi niềm tin – Vững bước theo Người” do Quận ủy quận Phú Nhuận tổ chức vào ngày 28 tháng 4 năm 2021.
Triển lãm các tác phẩm nhiếp ảnh trong chương trình giới thiệu, tuyên truyền các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thành phố tổ chức, ngày 21 tháng 12 năm 2021. Ảnh: Các đại biểu tham quan không gian triển lãm các tác phẩm nhiếp ảnh.
Triển lãm “Hình ảnh và hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm điện ảnh” do Nhà Văn hóa Điện ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (Viện Phim Việt Nam) phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 07 tháng 5 năm 2021.
Hội viên phụ nữ và người dân tham quan, đọc sách tại Triển lãm Sách với chủ đề “Nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn” kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021) và 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2021) do Hội Liên hiệp Phụ nữ, và Quận Đoàn 4 phối hợp tổ chức, tháng 5 năm 2021.
Đồng chí Đặng Mạnh Trung, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tham dự Lễ ra mắt Tủ sách “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do chi nhánh Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2021.
Các chiến sĩ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh đọc sách nghiên cứu, tìm hiểu, về tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Triển lãm Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trưng bày 400 đầu sách và hình ảnh, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh do Chi đoàn Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Văn hóa quận Gò Vấp tổ chức tại Tòa soạn Báo phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 3 năm 2022. Ảnh: Đại diện Báo Phụ nữ Thành phố và Trung tâm Văn hóa quận Gò Vấp thực hiện Nghi thức cắt băng khai mạc Triển lãm.
Ngày 08 tháng 4 năm 2022, Trung tâm Văn hóa thành phố Thủ Đức khai mạc “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” trưng bày, giới thiệu 03 tủ sách về các chủ đề: Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Không gian văn hóa Hồ Chí Minh.
Ngày 19 tháng 5 năm 2021, Thành Đoàn, Hội đồng Đội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ khánh thành “Không gian Bác Hồ với thiếu nhi” tại Nhà Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh chào mừng Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021) và 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2021). Ảnh: Các em đội viên, thiếu nhi tìm hiểu tư liệu, hình ảnh về Bác Hồ tại “Không gian Bác Hồ với thiếu nhi”.
Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Hội thi tìm hiểu các môn khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ đề “Ánh sáng thời đại” lần thứ 10 năm 2022 do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Đại Học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, ngày 17 tháng 4 năm 2022.
Các thí sinh tham dự Hội thi Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ đề “Theo dấu chân Người” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tân Bình tổ chức, ngày 23 tháng 4 năm 2021.
Đồng chí Lê Văn Minh, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Quận 1 trao thưởng cho các thí sinh tại Hội thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp – Truyền thống 45 năm hình thành, xây dựng và phát triển Quận 1 gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW với chủ đề “Tự hào trái tim Thành phố” do Quận 1 tổ chức, ngày 09 tháng 12 năm 2021.
Tiết mục dự thi của Đảng bộ Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Ngô Thời Nhiệm tại vòng chung kết xếp hạng Hội thi tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Quận ủy Quận 9 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức) tổ chức vào ngày 29 tháng 10 năm 2020.
Các đồng chí Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tham gia trồng cây tại Quảng trường Khánh Hội (Quận 4) trong Lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, tổng vệ sinh môi trường và phát triển mảng xanh năm 2020 nhân Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020), ngày 17 tháng 5 năm 2020.
Đông đảo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tham gia Ngày chạy Olympicvì sức khỏe toàn dân 2022 hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 27 tháng 3 năm 2022.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minhtrao tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020) và biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2019 – 2020 vào ngày 15 tháng 5 năm 2020.
Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 7 trao tặng Bằng khen cho các điển hình tiên tiến tại Lễ tuyên dương đoàn viên, hội viên, tổ chức quần chúng điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2020.
Đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và tuyên dương gương điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện nội dung “3 tốt” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 05 tháng 5 năm 2021.
Đồng chí Trần Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu Chiến binh Thành phố trao tặng Bằng khen cho các điển hình tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và Biểu dương - khen thưởng các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Hội Cựu Chiến binh Thành phố tổ chức vào ngày 15 tháng 4 năm 2021.
Lãnh đạo huyện Cần Giờ trao tặng Giấy khen cho các gương điển hình tại Hội nghị Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị và biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2021 của huyện Cần Giờ, ngày 06 tháng 5 năm 2021.
Trao tặng Giấy khen cho các cá nhân, tập thể tại Hội nghị Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị và biểu dương tập thể, cá nhân điển hình (giai đoạn 19/5/2016 – 19/5/2021) của quận Bình Tân; quán triệt triển khai kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tân Bình tổ chức.
Ngày 19 tháng 12 năm 2021, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Thủ Đức tuyên dương 91 gương điển hình với những việc làm, giải pháp cụ thể gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong lao động, sản xuất, chiến đấu...tại Chương trình tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội Trung ương khen thưởng các gương điển hình tại Lễ tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2021.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thành phố quyết tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh; phát huy đặc trưng văn hóa, tính cách của con người Thành phố luôn năng động, sáng tạo, chiến đấu, dám chấp nhận thử thách, nhân ái, nghĩa tình. Ảnh: Cầu truyền hình Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2020) với chủ đề “Hồ Chí Minh, sáng ngời ý chí Việt Nam” tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.