Chủ Nhật 24/11/2024 13:01 GMT+7

Triển lãm đồng chí Võ Văn Kiệt - Nhà lãnh đạo tài năng, tấm gương người cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân

Ngày đăng: 23/11/2022
Đồng chí Võ Văn Kiệt là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng, có tầm tư duy chiến lược, sắc sảo, nhạy bén. Đồng chí đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp đổi mới đất nước.
Ngôi nhà của bác đồng chí Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long – Quê hương của đồng chí Võ Văn Kiệt.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt có tên khai sinh là Phan Văn Hòa (bí danh: Sáu Dân, Chín Dũng, Chín Hòa…). Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm 1922 tại thôn Bình Phụng, làng Trung Lương, tổng Bình Trung, huyện Vĩnh Trị, tỉnh Vĩnh Long, nay là ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh: Vị trí nền nhà, nơi cậu bé Phan Văn Hòa lần đầu tiên cất tiếng khóc chào đời. Năm 2006, đồng chí Võ Văn Kiệt đã đặt viên đá ghi dòng chữ “Mẹ, tại nơi này, Người đã sinh ra chúng con - Con út của Mẹ: Võ Văn Kiệt”.

Anh, chị - Người thân trong gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt.

 

 

 

Bia lưu niệm của gia đình đồng chí Võ Văn Kiệt tại ấp Bình Phụng, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm.

 

 

 

 

 

Đình Bình Phụng - Ngôi đình gắn kết với thời niên thiếu của đồng chí Võ Văn Kiệt.

 

 

 

 

Nơi đây là nền nhà của gia đình Bá hộ Sáu. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, năm 14 tuổi, cậu bé Chín Hòađã đi ở đợ cho gia đình này. Hàng ngày, cậu cất giấu tài liệu, làm liên lạc cho tổ chức cách mạng ở địa phương.
Đồng chí Võ Văn Kiệt và vợ - bà Trần Kim Anh.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt và người bạn đời Trần Kim Anh cùng các con, năm 1966.

 

 

 

 

 

Đoạn sông Sài Gòn - nơi bà Trần Kim Anh và hai con Phan Thị Ánh Hồng (6 tuổi), Phan Chí Tâm (4 tháng tuổi) bị máy bay Mỹ thảm sát khi đang ở trên tàu Thuận Phong ra chiến khu thăm đồng chí Võ Văn Kiệt, năm 1966.

 

 

Mặc dù giữ cương vị cao, trọng trách lớn nhưng đồng chí Võ Văn Kiệt luôn là người sống rất chan hòa và tình cảm. Ảnh: Đồng chí Võ Văn Kiệt về thăm quê hương xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

 

 

 

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt thăm hỏi người dân trong lần về thăm Vĩnh Long - Quê hương của Ông.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt với bà con cô bác ở quê hương Trung Hiệp - Vĩnh Long.

 

 

 

 

Lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, yêu nước và đấu tranh, sớm giác ngộ, đồng chí Võ Văn Kiệt tham gia cách mạng khi mới 16 tuổi (1938), trong phong trào Thanh niên phản đế, từ làm liên lạc, đưa truyền đơn, tài liệu, canh gác các cuộc họp… đến tham gia biểu tình đòi thả tù chính trị, chia đất cho dân nghèo tại Vũng Liêm…
Địa điểm Đìa Chảo (xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm), nơi Quận ủy Vũng Liêm tổ chức cuộc mít tinh và đồng chí Võ Văn Kiệt là người đại diện tham gia đọc diễn thuyết về “Thanh niên phản đế”, đầu năm 1939.

 

 

 

Dinh Quận Vũng Liêm (nay thuộc huyện Vũng Liêm) - nơi đồng chí Võ Văn Kiệt lần đầu tiên tham gia cuộc mít tinh đòi thả tù chính trị chia đất cho dân nghèo, ngày 14 tháng 7 năm 1939.

 

 

Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Quận ủy Vũng Liêm (1940), người ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giác ngộ cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt.
Đồng chí Tạ Uyên, Bí thư Liên khu Tỉnh ủy Hậu Giang, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, người đã giới thiệu kết nạp Đảng cho đồng chí Võ Văn Kiệt vào tháng 11 năm 1939.
Miếu thờ nhà ông Bảy - nơi Chín Hòa cất giấu tài liệu chuẩn bị khởi nghĩa Nam Kỳ tại Vũng Liêm.

Năm 1940, đồng chí Võ Văn Kiệt được cử làm Huyện ủy viên, Bí thư Chi bộ xã Trung Hiệp. Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đồng chí Võ Văn Kiệt trực tiếp chỉ huy một cánh quân đánh chiếm Bắc Nước Xoáy, lấy đồn Chánh Hòa, treo lá cờ đỏ búa liềm trên đường dây thép ngang sông Măng Thít… gây tiếng vang lớn trong lịch sử. Ảnh: Bia chiến thắng Bắc Nước Xoáy, địa điểm xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm.

 

Dinh Tỉnh trưởng Rạch Giá - nơi đồng chí Võ Văn Kiệt tham gia chỉ đạo cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 

 

 

Tháng 6 năm 1950, đồng chí Võ Văn Kiệt (đứng thứ tư từ phải qua trái) cùng với các đồng chí trong đoàn đại biểu Nam bộ băng rừng vượt suối sang Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia về Việt Bắc tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ II, tháng 02 năm 1951.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt (hàng đứng sau cùng, thứ nhất từ phải sang) cùng Bác Hồ, Bác Tôn và các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, tháng 02 năm 1951.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt (đứng hàng sau cùng, thứ hai từ trái sang) và các học viên trường Nguyễn Ái Quốc chụp ảnh kỷ niệm với Tổng Bí thư Trường Chinh tại Chiến khu Việt Bắc, năm 1952.

 

 

 

Thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi đàm phán với ta tại Giơ-ne-vơ. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng nước ta, buộc Chính phủ Pháp phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ảnh: Quang cảnh Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đồng chí Võ Văn Kiệt được phân công bí mật ở lại miền Nam hoạt động. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, tiếp tục làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (thứ hai, hàng trước, từ trái sang) cùng các đồng chí đại biểu các Khu ủy dự Hội nghị Trung ương Cục mở rộng tại căn cứ Tây Ninh, tháng 11 năm 1961.

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt,Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định phát biểu tại Hội nghị Ủy ban Mặt trận giải phóng Khu Sài Gòn – Gia Định mở rộng tại An Thành Nam – Bến Cát, Bình Dương, tháng 12 năm 1962.

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định phát biểu tại Đại hội Văn nghệ sĩ Khu Sài Gòn - Gia Định, tháng 01 năm 1963.

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định bàn biện pháp chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ - ngụy, năm 1963.

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt,Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (người thứ 5, hàng thứ hai từ trái sang) cùng các đồng chí Ban lãnh đạo Khu Sài Gòn - Gia Định, tháng 4 năm 1965.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Cục miền Nam. (Từ trái sang, hàng trước: Phan Văn Đáng (Hai Văn), Phó Bí thư Trung ương Cục; Trương Chí Cương, Khu ủy Khu 5; Nguyễn Văn Linh, Bí thư Trung ương Cục; Trần Nam Trung, Thường vụ Trung ương Cục; Phạm Thái Bường (Ba Bường), Ủy viên Trung ương Cục; Võ Chí Công, Phó Bí thư Trung ương Cục. Hàng sau: Võ Văn Kiệt, Trần Văn Quang, Phạm Văn Xô (Hai Xô) - Ủy viên Trung ương Cục).
Nhà làm việc của đồng chí Võ Văn Kiệt tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt,Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định cùng các đồng chí Phân khu ủy khu 6 (Sài Gòn - Gia Định) họp bàn kế hoạch Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt,Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Khu 9 (Tây Nam Bộ) chỉ đạo chiến dịch mùa khô năm 1972 - 1973.

Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã chính thức được ký kết. Hiệp định nêu rõ: Mỹ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Khu 9 trên đường ra Bắc dự Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương khóa III bàn về đường lối chủ trương về Cách mạng miền Nam trong giai đọan mới, sau khi có Hiệp định Paris năm 1973.

 

Tàu không số - Phương tiện đồng chí Võ Văn Kiệt đã chọn để trở về Khu 9 kịp phổ biến Nghị quyết Trung ương 21 và vạch kế hoạch thực hiện.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Khu 9 (đeo kính, áo trắng, ngồi giữa) họp cùng Trung ương Cục miền Nam, năm 1973.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Khu 9 trong cuộc họp Khu ủy Tây Nam bộ mở rộng tại căn cứ U Minh Hạ - Cà Mau, ngày 02 tháng 02 năm 1973.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Khu 9 cùng các chiến sĩ Quân giải phóng miền Nam trên chiếc xe tăng của quân Ngụy bị tiêu diệt trong chiến dịch Chương Thiện, năm 1973.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy và Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát tại Khu 9.

Đồng chí Võ Văn Kiệt, đồng chí Nguyễn Văn Linh, cùng Đoàn Trung ương Cục miền Nam trao đổi công việc tại một trạm trên đường vượt Trường Sơn ra Hà Nội dự họp, tháng 3 năm 1973.

 

 

 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón tiếp Đoàn các đồng chí lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung ương Cục làm Trưởng đoàn ra Hà Nội họp, tại sân bay Gia Lâm, tháng 4 năm 1973. Từ trái sang phải là các đồng chí: Võ Văn Kiệt, Võ Đức Nhân, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Văn Linh, Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí khác trong đoàn và Tổ lái máy bay.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam, Bí thư Khu ủy Khu 9 phổ biến kế hoạch chống địch phá hoại Hiệp định Paris, tháng 8 năm 1973.

 

 

 

Tháng 10 năm 1974, đứng trước thời cơ chiến lược lớn với điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp thảo luận kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975.

 

 

 

 

Trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn, đồng chí Võ Văn Kiệt được Trung ương Cục miền Nam phân công làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng ủy đặc biệt của Chiến dịch Hồ Chí Minh và Bí thư Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn - Gia Định. Ảnh: Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1975.

 

 

 

Sau ngày đất nước thống nhất, trên cương vị Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Văn Kiệt đã có sự chỉ đạo hết sức năng động, sáng tạo, giải quyết nhanh các vấn đề khó khăn của Thành phố sau chiến tranh như: An ninh - Quốc phòng, thiếu lương thực, thiếu điện, khó khăn của nhà máy, xí nghiệp… tạo thế và lực cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển. Ảnh: Chân dung đồng chí Võ Văn Kiệt, năm 1976.
Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham dự Lễ bàn giao giữa Ủy ban Quân quản và Ủy ban nhân dân Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 01 năm 1976.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra hoạt động của một số nhà máy và cửa hàng lương thực tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 1976.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thăm trại hè, vui chơi cùng các em thiếu nhi trong Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, năm 1976.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao cờ truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho đồng chí Phạm Chánh Trực, Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố trong Lễ Xuất quân Thanh niên xung phong tại Sân vận động Thống Nhất, ngày 28 tháng 3 năm 1976.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia lao động cùng Thanh niên xung phong Thành phố tại công trường Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, tháng 3 năm 1976.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói chuyện với thanh niên tình nguyện làm nhiệm vụ mới, ngày 15 tháng 10 năm 1976.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ các chiến sĩ lực lượng vũ trang trước khi lên đường xây dựng khu kinh tế mới.

 

 

 

 

Tháng 12 năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí Võ Văn Kiệt được bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí Võ Văn Kiệt tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất, năm 1976.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố thông qua đề án quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh năm 1976 - 1977.

 

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự Lễ Kỷ niệm 47 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/1977).

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và các điển hình Thanh niên xung phong tiên tiến tại Đại hội thi đua lao động Xã hội Chủ nghĩa, năm 1977.

 

 


Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, động viên Thanh niên xung phong Thành phố đang lao động tại tỉnh Kiên Giang, năm 1977.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát nơi xây dựng thủy điện Trị An.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thăm và kiểm tra hoạt động sản xuất của Công ty Dệt Việt Thắng, ngày 01 tháng 4 năm 1977.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dự lễ xuất quân, tiễn các chiến sĩ trẻ của Thành phố lên đường chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong cuộc họp chuẩn bị thành lập Báo Tuổi trẻ.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với các em thiếu nhi Thành phố.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh với các Anh hùng Lực lượng võ trang Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1978.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng tham gia diễu hành với đồng bào Thành phố trong Lễ Kỷ niệm các ngày lễ lớn: 30/4, 1/5 và 19/5, năm 1978.

 

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Thành phố tham gia diễu hành với Nhân dân Kỷ niệm 33 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/1978).

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm Phân viện Khoa học Việt Nam, tháng 5 năm 1978.

 

 

 

 

Trong những năm 1978 - 1979, đồng chí Võ Văn Kiệt được gọi là “Chủ tịch gạo” vì đã giải quyết nhanh vấn đề thiếu lương thực nghiêm trọng của Thành phố. Ảnh: Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi với bà Ba Thi (Nguyễn Thị Ráo) trong ngày họp quyết định thành lập Tổ thu mua lương thực.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy và các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp đoàn đại biểu tỉnh Lai Xích (Cộng hòa Dân chủ Đức) do đồng chí Gun - tê - béc - gơ, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lai Xích làm Trưởng đoàn đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 1978.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Tiệp Khắc tại Hội trường Thống Nhất, năm 1979.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thăm cơ sở sản xuất đồ chơi thiếu nhi Đức Minh, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 1979.
Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc tạiNhà máy dệt Thành Công năm 1979. (Ảnh: Nguyễn Công Thành - Báo Tuổi trẻ).

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minhđón đội viên Thanh niên xung phong Thành phố và bộ đội trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở chiến trường biên giới Tây Nam, năm 1979.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát xây dựng tuyến phòng thủ bảo vệ Thành phố, năm 1980.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Mai Chí Thọ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư thứ nhất Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố dự Hội nghị triển khai Chỉ thị số 92-CT/TW mở cuộc vận động “Xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, năm 1980.

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nướcthăm cán bộ, đội viên Thanh niên xung phong Nông trường dừa Đỗ Hòa (trực thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố) tại huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ), năm 1982.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thăm gia đình anh Đỗ Xuân Phong và chị Trần Thị Do định cư ở nông trường dừa Đỗ Hòa, huyện Duyên Hải, năm 1984. (Ảnh: Nguyễn Công Thành - Báo Tuổi trẻ).

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trong chuyến đến thăm Nông trường Nhị Xuân, ngày 03 tháng 02 năm 1985. (Ảnh: Nguyễn Công Thành - Báo Tuổi trẻ).

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nướcthăm Công an quận Gò Vấp đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, năm 1985.

 

 

Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX (tháng 10 năm 1992), đồng chí Võ Văn Kiệt, được bầu làm Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Thủ tướng Võ Văn Kiệt, đại biểu Quốc hội khóa IX tiếp xúc cử tri Quận 5 và Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1992.

 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt với cán bộ, công nhân xây dựng công trình điện 500KV Bắc - Nam công tình mang đậm dấu ấn của đồng chí Võ Văn Kiệt.

 

 

Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Dương Thị Định, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt tham dự Lễ trồng cây Bồ Đề tại khu đất mới của Học viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2006.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt gặp gỡ nghệ sĩ nhiếp ảnh lão thành Võ An Ninh.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt gặp gỡ văn nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt xem quy hoạch mở rộng Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

Đồng chí Võ Văn Kiệt từ trần vào lúc 7 giờ 40 phút ngày 11 tháng 6 năm 2008, trong niềm tiếc thương của đồng chí, đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế, hưởng thọ 86 tuổi. Ảnh: Xe tang của đồng chí Võ Văn Kiệt đi qua đường phố Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 6 năm 2008.

 

 

Quang cảnh Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại trung tâm Thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, ngày 23 tháng 11 năm 2012. Đây là công trình văn hóa lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật thể hiện sinh động quá trình hoạt động cách mạng của Thủ tướng.

 

 

 

 

Đoàn viên Thanh niên đơn vị Bảo tàng Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh đến dâng hương tại Khu tưởng niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, ngày 03 tháng 3 năm 2021.

 

 

 

Lễ khởi công xây dựng công trình Nhà thắp hương cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại Khu tưởng niệm, khóm 2, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, ngày 26 tháng 6 năm 2020.

 

 

Lễ đặt tượng Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, ngày 13 tháng 01 năm 2021.

 

 

Lễ đặt tên đường mang tên Võ Văn Kiệt tại Phường 2, thành phố Vĩnh Long.

 

 

Ngày 29 tháng 4 năm 2011, Đại lộ Đông - Tây tuyến đường huyết mạch của Thành phố Hồ Chí Minh chính thức mang tên đường Võ Văn Kiệt, là trục đường giao thông quan trọng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Con kênh T5 - bắt đầu từ xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) chạy dài tới huyện Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang) được Nhân dân đặt tên là kênh Võ Văn Kiệt và dựng bia tưởng niệm Ông tại đầu tuyến kênh nhằm ghi nhớ, tri ân công lao to lớn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã hết lòng chăm lo đến đời sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

 

 

Trường Trung học Phổ thông mang tên Võ Văn Kiệt tại thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

 

 

Trường Trung học Phổ thông Võ Văn Kiệt tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trên diện tích gần 9.000m2 với quy mô 1 trệt, 3 lầu, 42 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng; tổng mức đầu tư gần 96 tỉ đồng từ ngân sách Thành phố, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

 

 

Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 12
Lượt truy cập: 1321757