Thứ Bảy 14/12/2024 20:39 GMT+7

Triển lãm: “Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời và sự nghiệp”

Ngày đăng: 11/06/2022
Tranh vẽ: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu, năm 1982.

Tác giả: Họa sĩ Hoàng Hiệp (Thanh Xuân).

Bản đồ huyện Phong Điền thời Nguyễn. Quê cha của Nguyễn Đình Chiểu, làng Bồ Điền, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên nay là thôn Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bản đồ huyện Bình Dương, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, bản đồ do Trần Văn Học vẽ năm 1815. Quê mẹ của Nguyễn Đình Chiểu là làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định nay là phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bản đồ huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định thế kỷ 19. Làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, tỉnh Gia Định nay là ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, quê bà Lê Thị Điền, vợ của Nguyễn Đình Chiểu - Nơi ông sinh sống từ năm 1859 đến năm 1862.

Bia lưu niệm tại chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, ghi dấu Nguyễn Đình Chiểu về dạy học và sáng tác thơ.

 

 

Nền Nhà ông Lê Tăng Quýnh tại xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc - nơi Nguyễn Đình Chiểu tá túc trong giai đoạn 1859 -1862.
Bản đồ làng An Bình Đông, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, năm 1882; sau này là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; nay là thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre - Nơi Nguyễn Đình Chiểu về sinh sống từ năm 1862 đến năm 1888.
Bia lưu niệm - Nơi Nguyễn Đình Chiểu về sống làng An Bình Đông, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (1862 -1888); sau này là xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre; nay là thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

 

 

 

Vị trí trường thi Hương Gia Định trên bản đồ Trần Văn Học vẽ năm 1815.
Gia phả “Nguyễn Đình tộc nhất phái tam chi” (阮廷族一派三枝), tu soạn vào ngày 08 tháng 9 năm Quý Sửu (1973). Đây là chi của cụ Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Đình Chiểu. Hiện được lưu trữ tại Từ đường họ Nguyễn Đình, thôn Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tổ đường họ Nguyễn Đình, thôn Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

 

Sương Nguyệt Anh, tên thật là Nguyễn Thị Khuê, là con gái thứ năm của Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1918, bà làm chủ bút, đồng thời biên tập viên của tờ báo Nữ giới chung – tờ báo phụ nữ Việt Nam đầu tiên ở Sài Gòn. Ảnh: Báo Nữ giới chung là Tờ báo Phụ nữ đầu tiên ở nước ta. Báo ra ngày thứ 6 hàng tuần – số đầu tiên ra ngày 01 tháng 02 năm 1918. Tổng lý là ông Trần Văn Chim, chủ bút là bà Sương Nguyệt Anh, tòa soạn báo số 15, đường Taberd (nay là đường Nguyễn Du), Sài Gòn.
Báo Nữ giới chung, ngày 05 tháng 4 năm 1918. Nữ giới chung là Tờ báo Phụ nữ đầu tiên ở nước ta. Báo ra ngày thứ 6 hàng tuần – số đầu tiên ra ngày 01 tháng 02 năm 1918. Tổng lý là ông Trần Văn Chim, chủ bút là bà Sương Nguyệt Anh, tòa soạn báo số 15, đường Taberd (nay là đường Nguyễn Du), Sài Gòn.
Nguyễn Đình Chiêm (1869-1935), tự Trọng Vĩnh, hiệu Sơn Đẩu, là người con thứ bảy của Nguyễn Đình Chiểu. Tinh thông nho học, ông làm nghề dạy học và nghề thuốc đông y tại quê nhà ở Ba Tri. Người dân quen gọi ông là thầy Bảy Chiêm. Ông sáng tác văn chương và dịch thơ, là tác giả các vở tuồng hát bội nổi tiếng như Phấn Trang Lầu và Phong Ba Đình.
Đường triều phấn trang lầu, vở tuồng của Nguyễn Đình Chiêm - con trai cụ Nguyễn Đình Chiểu, do ông Phan Văn Sấm chép lại năm 1937.
Hậu duệ Nguyễn Đình Chiểu tại Lễ khánh thành bia lưu niệm chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu trong chùa Tôn Thạnh, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, ngày 11 tháng 10 năm 1973.

 


Chén sứ men lam với đề tài trang trí “Long ẩn Vân” (rồng ẩn mây). Chén ăn cơm do Nguyễn Đình Chiểu mang từ Huế vào vùng đất phương Nam. Sau khi ông mất, con trai ông, Nguyễn Đình Chiêm, tiếp tục sử dụng.
Tranh họa: Nguyễn Đình Chiểu dạy học của Kỷ lục gia thế giới, họa sĩ Đoàn Việt Tiến vẽ năm 2022.
Nguyễn Đình Chiểu là người thầy thuốc mẫu mực, đức độ. Với ông, “y dân” cũng là “y quốc", có nghĩa vừa chữa bệnh cứu người đồng thời thay đổi đời sống của dân, vận mệnh của đất nước. Tranh họa: Nguyễn Đình Chiểu bắt mạch của Kỷ lục gia thế giới, họa sĩ Đoàn Việt Tiến vẽ năm 2022.
Châm cứu là gì? Vĩnh Sa soạn năm 1954. “Nói về châm cứu” trích Ngư - Tiều vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu, do Pham Văn Hùm sao lục và chú thích.

 

Nguyễn Đình Chiểu là Nhà thơ lớn, tiêu biểu cho dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19. Tranh vẽ "Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ, bà Sương Nguyệt Anh ghi chép”, họa sĩ Nguyễn Phi Hoanh, năm 1973.
Lục Vân Tiên truyện xuất bản năm 1865. Đây là bản in cổ nhất, do Duy Minh Thị ở Gia Định thành đính chính, khắc in ở Quảng Đông (Trung Quốc), Quảng Thạnh Nam phát thụ (bán ra), Bảo Hoa Các tàng bản.
Lục Vân Tiên truyện do Duy Minh Thị ở Gia Định thành đính chính, Thiên Bảo Lâu (Quảng Đông) tàng bản. Tư liệu hiện được lưu trữ tại Bảo tàng Bến Tre.
Lục Vân Tiên truyện, in lần thứ năm, Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ, in và xuất bản năm 1901.
Vân Tiên cổ tích tân truyện (雲僊古跡新傳) năm 1916, Liễu Văn Đường tàng bản. Tư liệu hiện được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Lục Vân Tiên truyện, năm 1924, Nguyễn Ngọc Xuân, Nhà in Văn Minh, Hải Phòng.
Lục Vân Tiên truyện, năm 1927, Kim Khuê ấn quán dịch và in.
Lục Vân Tiên thơ, năm1929, in lần thứ nhất tại Tín Đức thư xã.
Lục Vân Tiên thơ, năm 1930, in lần thứ nhì, Tín Đức thư xã.
Lục Vân Tiên, năm 1982, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Bến Tre hợp tác, Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Bến Tre xuất bản.
Dương Từ Hà Mậu cổ thư do Quách Đăng Vân cung lục (cung kính chép lại) năm Giáp Thân. Tư liệu hiện được lưu trữ tại Bảo tàng Bến Tre.
Dương Từ - Hà Mậu, năm 1982, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ty Văn hóa và Thông tin Long An hợp tác, Nhà Xuất bản Tổng hợp tỉnh Long An xuất bản.
Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca, đây là bản Nôm do Nam Trung ẩn sĩ Hối Trai tu soạn, Vũ Văn Kính sao lục (chép lại), năm Tân Hợi (1971). Tư liệu hiện được lưu trữ tại Bảo tàng Bến Tre.
Ngư Tiều y thuật vấn đáp, năm 1982, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Ty Văn hóa và Thông tin Long An hợp tác, Ty Văn hóa và Thông tin Long An xuất bản.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Bản photo do bà Châu Anh Phụng sưu tầm tặng cho Bảo tàng Bến Tre.
Văn tế nghĩa sĩ Lục tỉnh trận vong in trong “Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ 19 (1858 -1900)”, năm 1976, Nguyễn Văn Sâm.
“Điếu Phan Thanh Giản” của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên Nam kỳ tuần báo, năm 1943.
Tự Thuật của Nguyễn Đình Chiểu đăng trên Nam Kỳ Tuần báo, năm 1943.
Câu lạc bộ thơ Ba Tri thực hành Nói thơ Vân Tiên, năm 2020.

 

Nghệ thuật Cải lương ra đời từ rất lâu, thu hút sự chú ý của nhiều người và dần dần có một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Nam bộ. Các vở tuồng “Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga” cũng ra đời từ đó và được công chúng yêu thích qua các đoàn hát, băng cassette, đĩa, “ra - dô”, truyền hình.
Năm 2017, sân khấu kịch IDECAF ra mắt vở nhạc kịch Tiên Nga - lấy cảm hứng từ truyện thơ “Lục Vân Tiên” của Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Vở nhạc kịch (tác giả: Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thành Châu, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Hồng Dung; biên kịch và đạo diễn: Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc) đã đoạt giải Nhất Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888), năm 1958, Vũ Đình Liên, Nhà Xuất bản Văn hóa. Tái bản in lần đầu, năm 1955.
Nhớ về đôi mắt, năm 1987, Bảo Định Giang, Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Bến Tre.
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 1, năm 1980, Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, tập 2, năm 1982, Nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời, năm 1982 Thạch Phương chủ biên; Văn Đình Hy, Huỳnh Ngọc Trảng, Trần Thị Tuyết Hoa, Vũ Văn Ngọc, Nguyễn Văn Kim. Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Bến Tre.
Thơ văn yêu nước chống Pháp, năm 1982, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Bến Tre hợp tác. Ty Văn hóa và Thông tin tỉnh Bến Tre xuất bản.
Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng, năm 1982, Lê Trí Viễn, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, tái bản năm 2002.
Nguyễn Đình Chiểu với văn hóa Việt Nam, năm 1983, Cao Tự Thanh, Huỳnh Ngọc Trảng, Sở Văn hóa và Thông tin Long An.
Đuốc lá dừa, năm 1995, Hoài Anh, Nhà Xuất bản Trẻ.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Nhà thơ lớn, Nhà văn hóa kiệt xuất, năm 2020, Nguyễn Chí Bền, Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội (chữ Anh - chữ Việt - chữ Pháp).
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), Nhà thơ lớn, Nhà văn hóa kiệt xuất, năm 2021, Nguyễn Chí Bền, Nhà Xuất bản FEFU (Chữ Nga – chữ Việt).
Lục Vân Tiên, Poème Populaire Annamite, năm 1864, do Par G.Aubaret dịch ra chữ Pháp.
Lục Vân Tiên ca diễn do Abel des Michels dịch ra tiếng Pháp, Ernest Leroux xuất bản năm 1883.

 

Grand Lettré Lục Van Tien Poème Populaire Annamite, năm 1887, Eug. Bajot dịch sang tiếng Pháp.
Lục Vân Tiên Poème Annamite de Nguyễn Đình Chiểu, năm 1926, Nghiêm Liễn dịch sang tiếng Pháp, Nguyễn Đổng Chi ấn hành.
Lục Vân Tiên, tập 1, năm 1944, Dương Quảng Hàm, Alexandre De Rhodes (Hà Nội) xuất bản.
Lục Vân Tiên, tập 2, năm 1945, Dương Quảng Hàm, Alexandre De Rhodes (Hà Nội) xuất bản.
Sách "Lục Vân Tiên – Fidélité et Trahison", năm 2004, Lê Trọng Bổng, Nhà Xuất bảnThế giới.
Lục Vân Tiên cổ tích truyện (tập 1), năm 2016, chữ Việt - Anh - Pháp.
Lục Vân Tiên cổ tích truyện (tập 2), năm 2016, chữ Việt - Anh - Pháp.
Lễ hội truyền thống Văn hóa Ngày 01 tháng 7 năm 2002 tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.


 

Toàn cảnh Di tích Quốc gia đặc biệt “Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu” tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, năm 2022.

 

Lễ đón nhận di tích Quốc gia đặc biệt “Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu” tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, năm 2017.

 

Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, đường Đoàn Hoàng Minh, Phường 5, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

 

 

Đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 2, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

 

 

Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Đăk Nông.


Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Trường mù), 184 Nguyễn Chí Thanh, Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Công viên Nguyễn Đình Chiểu, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

 

 

Tranh sơn dầu: Đám tang Nguyễn Đình Chiểu, họa sĩ Lê Dân vẽ, năm 2012.

 

 

Toàn cảnh kỳ họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) lần thứ 41 diễn ra ngày 23 tháng 11 năm 2021 tại Paris (Pháp), Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được UNESCO thông qua nghị quyết vinh danh và tham gia Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu, năm 2022.
Kỷ niệm lần thứ 173 Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, năm 1995.

 

 

Quang cảnh hoạt động Kỷ niệm Ngày truyền thống Văn hóa tỉnh Bến Tre 1.7, Kỷ niệm 110 năm Ngày mất nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1888 – 3/7/1998).
Quang cảnh hoạt động Kỷ niệm Ngày truyền thống Văn hóa tỉnh Bến Tre 1.7, Kỷ niệm 178 năm Ngày sinh, 112 năm Ngày mất Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, năm 2000.

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại đền thờ cụ Đồ Chiểu, năm 2012.

 

 

Tiết mục biểu diễn văn nghệ tại Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2012).

 

Lãnh đạo tỉnh Bến Tre dâng lẵng hoa tại đền thờ cụ Đồ Chiểu, năm 2013.

 

 

Liên hoan hóa trang Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga tại Lễ Kỷ niệm 191 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2013).

 

Hội thi kéo co tại Lễ kỷ niệm 191 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2013).

 

 

Lễ cúng tại đền thờ cụ Đồ Chiểu, năm 2014.

 

 

Trao giải Liên hoan Đờn ca tài tử - Hóa trang Nguyễn Đình Chiểu và các nhân vật trong truyện thơ Lục Vân Tiên.

 

 

Lãnh đạo tỉnh viếng mộ nhân dịp Kỷ niệm 193 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2015) và 127 năm Ngày mất (3/7/1888 – 3/7/2015). 


Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại đền thờ nhân dịp Kỷ niệm 193 năm Ngày sinh nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2015) và 127 năm Ngày mất (3/7/1888 – 3/7/2015).

 

Tiết mục văn nghệ tại Lễ kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2017). Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.

 

Đại biểu tham dự Lễ kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2017). Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.

 

Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (nay là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu tại Lễ kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2017) và Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu.
Hội thi mâm xôi ngày hội, mâm cơm ngày giỗ tại Lễ kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2017).

 

Liên hoan Đờn ca tài tử và hóa trang Lục Vân Tiên năm 2017, cụm Chợ Lách – Châu Thành – Bình Đại.

 

 

Tổng kết, phát thưởng cuộc thi sáng tác lời mới bài bản tổ nhạc tài tử Nam Bộ và vọng cổ, liên hoan tiểu phẩm hóa trang Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga.

 

Hội thi thuyền hoa ngành Ngân hàng Bến Tre năm 2017 (Kỷ niệm 195 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu và 25 năm Ngày truyền thống Văn hoá tỉnh Bến Tre, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bến Tre phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi thuyền hoa ngành ngân hàng Bến Tre tại hồ Trúc Giang).
Mâm xôi dự thi mâm xôi ngày hội, mâm cơm ngày giỗ tại Lễ kỷ niệm 196 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2018) và 130 năm ngày mất (3/7/1888 – 3/7/2018).

 

Liên hoan Dân ca tỉnh Bến Tre nhân Lễ kỷ niệm 196 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2018) và 130 năm Ngày mất (3/7/1888 – 3/7/2018).

 

Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Lễ kỷ niệm 197 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2019) và 131 năm Ngày mất (3/7/1888 – 3/7/2019).

 

Hội thi nhảy bao bố tại Lễ kỷ niệm 198 năm Ngày sinh Nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1/7/1822 – 1/7/2020) và 132 năm Ngày mất (3/7/1888 – 3/7/2020).

 

Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 4
Lượt truy cập: 1398253