Thứ Ba 19/03/2024 17:25 GMT+7

TRIỂN LÃM 50 NĂM CỦ CHI ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG

Ngày đăng: 19/09/2017
Triển lãm Kỷ niệm 50 năm Củ Chi được phong tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng” (17/9/1967 – 17/9/2017 ) tại đường Nguyễn Huệ, từ ngày 16/9/2017 đến 20/9/2017
Được thừa hưởng truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc, từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và Nhân dân Củ Chi luôn kiên cường bám trụ, bám làng đánh giặc, thể hiện khí phách hào hùng của một dân tộc với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ảnh: Nhân dân xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi vùng lên diệt tề, phá thế kềm kẹp của địch trong những ngày Đồng Khởi.
Địa đạo Củ Chi là trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Ảnh: Nhân dân Củ Chi đào địa đạo.
Nữ du kích Củ Chi cắm chông ngăn chặn bước tiến của quân thù.
Cán bộ chiến sĩ an ninh vũ trang Sài Gòn – Gia Định luyện tập võ thuật sẵn sàng chiến đấu.
Từ đầu năm 1961, cuộc chiến tranh du kích của Nhân dân Củ Chi phát triển mạnh mẽ đã gây tổn thất nặng nề, góp phần làm thất bại cuộc “chiến tranh đặc biệt“ của Mỹ. Ảnh: Du kích xã Nhuận Đức, Củ Chi bắn rơi trực thăng Mỹ tại Bàu Lách, ngày 9 tháng 5 năm 1965.
Quân Giải phóng tiến công và giành chiến thắng tại Đồng Xoài, Phước Long, năm 1965.
Quân Giải phóng miền Đông Nam bộ hành quân trong Chiến dịch Đông Xuân năm 1964 – 1965.
Sau thắng lợi của hai chiến dịch Bình Giã và Đồng Xoài cùng với chiến thắng giòn giã trên khắp các chiến trường miền Nam, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt“ của Mỹ bị phá sản hoàn toàn. Ảnh: Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thăm đơn vị chiến thắng Bàu Bàng, năm 1965.
Xe tăng Mỹ bị Quân Giải phóng tiêu diệt tại xã An Nhơn Tây, Củ Chi, năm 1966.
Đầu năm 1966, Mỹ đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới“ thiện chiến và nổi tiếng tàn bạo đến lập căn cứ ở Đồng Dù, sát với hệ thống địa đạo Bến Đình, phối hợp với đồn bót xung quanh, đặc biệt là huyện lỵ Củ Chi để tạo thế bao vây khống chế toàn bộ căn cứ của ta. Ảnh: Lối đánh thoắt ẩn thoắt hiện, xuất quỷ nhập thần bắt đầu từ lòng đất được nhân rộng ra trên toàn chiến trường Đồng Dù của du kích Củ Chi khiến quân Mỹ hoang mang tột độ.
Củ Chi tổ chức Đại hội liên hoan Dũng sĩ diệt Mỹ lần thứ nhất, năm 1966.
Du kích Củ Chi dùng bom đạn lép chế mìn tự tạo để đánh giặc.
Đồng chí Tô Văn Đực, chiến sĩ du kích Củ Chi tự chế tạo mìn gạt. Ngày 17 tháng 9 năm 1967, đồng chí được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng.
Lực lượng vũ trang huyện Củ Chi trong những năm kháng chiến chống Mỹ.
Du kích xã Phú Hòa Đông, Củ Chi vượt sông chiến đấu.
Tháng 1 năm 1967, địch mở cuộc hành quân mang tên Cedar Fall (bóc vỏ trái đất) được sự yểm trợ của máy bay, xe tăng, thiết giáp, pháo binh, đánh phá khốc liệt với ý đồ xới tung đất Củ Chi, lật từng ngọn cỏ để truy diệt hết quân du kích. Ảnh: Trực thăng Mỹ bị bắn hạ trước công sự chiến đấu Củ Chi, năm 1967.
Ngày 17 tháng 9 năm 1967, tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua và Dũng sĩ các Lực lượng Võ trang Nhân dân Giải phóng toàn miền Nam lần thứ hai, vùng đất Củ Chi đã được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu “Đất thép thành đồng”.
Lãnh đạo phân khu 6 Sài Gòn – Gia Định họp bàn kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968.
Thanh niên miền Bắc hăng hái lên đường vào miền Nam chiến đấu, năm 1968.
Với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một li không rời”, bộ đội, dân quân, du kích và người dân Củ Chi đã tổ chức nhiều cuộc đánh trả, gây tổn thất nặng nề cho Mỹ - Ngụy. Ảnh: Bót Mỹ Khánh bị quân và dân Củ Chi san bằng từ những ngày đầu Cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân, năm 1968.
Quân Giải phóng diệt gọn một cụm 52 xe tăng và xe bọc thép của địch trong một trận tập kích tại Củ Chi, ngày 17 tháng 5 năm 1968.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, người dân Củ Chi trở về xóm cũ, cất lại nhà cửa và khôi phục sản xuất, năm 1968.
Niềm hạnh phúc trong khắc nghiệt của chiến tranh, năm 1968.
Củ Chi - Vùng tự do oanh kích nhưng các em thiếu nhi vẫn được học hành.
Hầm làm việc có đường thông với địa đạo.
Nhân dân Củ Chi bỏ phiếu bầu cử Hội đồng Nhân dân cách mạng sau khi giành được chính quyền, năm 1968.
Trung đội Nữ du kích Củ Chi – Những bông hồng trên vùng đất lửa đã chiến đấu anh dũng, lập nên nhiều chiến công vang dội.
Du kích Củ Chi chuẩn bị hành quân chiến đấu.
Đơn vị pháo binh nữ Long An chuẩn bị tấn công thị xã Hậu Nghĩa, năm 1969.
Quân Giải phóng tiêu diệt Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới“ ở Củ Chi, năm 1969.
Du kích Củ Chi vừa chiến đấu vừa làm công tác binh vận, năm 1972.
Thanh niên xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi hăng hái lên đường đánh giặc.
Đội du kích Củ Chi từng gây kinh hoàng cho giặc Mỹ.
Ngày 3 tháng 12 năm 1973, chiến sĩ đặc công Rừng Sác tổ chức đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè, gây chấn động trong nước và dư luận thế giới.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc luôn là hậu phương vững chắc, góp phần chi viện cho miền Nam đánh Mỹ. Ảnh: Đoàn xe chở đạn dược, lương thực và bộ đội ngày đêm vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam.
Lực lượng Vũ trang huyện Củ Chi họp bàn tác chiến trong Chiến dịch Hồ Chí Minh tại căn cứ Bến Đình, năm 1975.
Đội 198 Thành đồng - Thanh niên xung phong Sài Gòn – Gia Định tải vũ khí, lương thực, thực phẩm… cung cấp cho bộ đội tham gia kháng chiến, năm 1975.
Sư đoàn 5 chặn đánh địch trên Quốc lộ 4 Bến Lức - Long An, mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Xe tăng thiết giáp Trung đoàn 273, Quân đoàn 3 băng băng trên vùng đất thép Củ Chi tiến về sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Rành (1900 – 1979) ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, có 08 người con và hai cháu nội là liệt sĩ.
Anh hùng liệt sĩ Phạm Văn Cội (1940 – 1967), xã đội trưởng quận Củ Chi – Lá cờ đầu của phong trào thi đua diệt Mỹ. Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Phạm Văn Cội được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Giải phóng.
Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Chẩm (1947 – 1962) là đội viên thiếu niên du kích mật xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi. Ngày 30 tháng 8 năm 1995, Trần Văn Chẩm được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Du kích Trần Thị Gừng ở xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi – người đã 2 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi nhiệm kỳ 2015 – 2020 ra mắt Đại hội Đại biểu Đảng bộ Huyện lần thứ XI, tháng 8 năm 2015.
Lãnh đạo huyện Củ Chi chụp hình lưu niệm cùng các tập thể và cá nhân điển hình được tuyên dương Học tập và làm theo gương Bác tại Lễ kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2017) và tuyên dương gương điển hình thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017.
Đại tá Nguyễn Văn Lộc, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Sư đoàn 9 và đồng chí Trương Văn Thống, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Củ Chi (thứ 6 và thứ 7 từ phải sang) tặng Giấy khen cho các tập thể hoàn thành tốt đợt phối hợp ra quân làm công tác dân vận năm 2017, ngày 23 tháng 8 năm 2017.
Đồng chí Nguyễn Hữu Hoài Phú, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi trao Giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 6 tháng đầu năm 2017, ngày 14 tháng 7 năm 2017.
Các em đội viên tiêu biểu Cháu ngoan Bác Hồ nhận Giấy khen của Hội đồng Đội huyện Củ Chi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ và trao giải thưởng Trần Văn Chẩm lần 2, năm 2017.
Thanh niên Củ Chi tiếp bước cha anh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền của Tổ quốc.
Xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn là một trong những tiêu chí được các xã xây dựng nông thôn mới huyện Củ Chi tích cực thực hiện.
Ảnh: Lực lượng Dân phòng xã Hòa Phú, huyện Củ Chi tuần tra giữ gìn an ninh trật tự địa phương.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố gặp gỡ các đại biểu tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Củ Chi, ngày 25 tháng 6 năm 2017.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với di tích Địa đạo Củ Chi tại buổi Họp mặt truyền thống cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, ngày 12 tháng 02 năm 2016.
Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cắt băng khánh thành giai đoạn 2 công trình mở rộng Nhà tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh hùng - Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Nguyễn Thị Rành tại ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi trên tổng diện tích hơn 1.100 m2 . Đây là địa chỉ đỏ, điểm đến tham quan, học tập của Nhân dân mọi miền Tổ quốc.
Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trao tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng" cho mẹ Trần Thị Nghĩa (huyện Củ Chi) tại Lễ trao tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng” đợt 33, ngày 27 tháng 7 năm 2017.
Huyện Củ Chi tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017) và Vận động gây quỹ chăm lo cho gia đình chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, năm 2017.
Đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy trao Nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sĩ hoạt động trong ngành Tuyên giáo có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Củ Chi, năm 2016.
Đảng ủy Khối cơ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Khối thi đua các Đảng ủy khối Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Nghĩa tình đất thép Củ Chi”, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017).
Ảnh: Khám bệnh cho các đối tượng chính sách tại huyện Củ Chi.
Đoàn viên thanh niên giao lưu với đồng chí Phạm Xuân Tẻo (ngụ tại thị trấn huyện Củ Chi) là cán bộ Biệt động tham gia trận đánh Đài Phát thanh Sài Gòn năm 1968, tháng 8 năm 2017.
Thanh thiếu niên Thành phố viếng Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi – Nơi tri ân của thế hệ hôm nay đối với những anh hùng đã xả thân vì nước trong công cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc.
Khu Truyền thống Cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nằm trong quần thể Khu Di tích Lịch sử Địa đạo Củ Chi.
Lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh trao danh hiệu công nhận các xã tại huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới tại Hội nghị Tổng kết chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và công bố xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015, ngày 9 tháng 9 năm 2015.
Trồng Cà chua trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại huyện Củ Chi.
Củ Chi là huyện phát triển nông nghiệp đô thị trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh với nhiều mô hình trang trại sản xuất hoa kiểng ứng dụng công nghệ cao thành công. Ảnh: Người dân chăm sóc hoa Lan tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi.
Mô hình sản xuất nấm linh chi ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi góp phần nâng cao đời sống kinh tế người dân.
Các trang trại Bò sữa tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò chất lượng cao.
Chăn nuôi heo thịt cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho thị trường tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.
Nuôi Cá cảnh là mô hình sản xuất phù hợp với nông nghiệp đô thị, điểm sáng về phát triển kinh tế trong xây dựng nông thôn mới tại nhiều xã của huyện Củ Chi.
Sản phẩm Gốm sứ Trung An, huyện Củ Chi đã xuất khẩu trên 20 quốc gia.
Sản xuất hàng mây tre, một trong những nghề thủ công truyền thống giúp giảm nghèo, tăng hộ khá tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi.
Sản xuất bánh tráng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu giúp phát triển nghề truyền thống tại huyện Củ Chi.
Dây chuyền sơ chế rau sạch tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Kỹ thuật Việt, huyện Củ Chi.
Nhà máy Sợi Thế Kỷ - Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, chuyên sản xuất tơ sợi tổng hợp.
Nhà máy Ô tô Củ Chi thuộc Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn – Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Samco) có công suất thiết kế lắp ráp 4000xe/năm, là nhà máy sản xuất xe buýt quy mô lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Co.op Mart Tân Thông Hội, một trong những địa điểm bán hàng bình ổn thị trường phục vụ tốt người tiêu dùng trên địa bàn huyện Củ Chi.
Di tích lịch sử cấp Quốc gia Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ, đánh giặc độc đáo trong lòng đất, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Vườn Du lịch sinh thái suối cá Koi Hải Thanh tại xã Trung An, huyện Củ Chi với diện tích trên 10ha, được đầu tư đồng bộ, hiện đại, sản xuất cá Koi chất lượng cao phục vụ nhu cầu nuôi giải trí trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, đây còn là địa điểm vui chơi, giải trí của người dân thành phố và du khách khi đến tham quan thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi được xây dựng khang trang góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thể chất của người dân.
Thanh thiếu niên tham gia trò chơi dân gian “Nhảy sạp“ tại Ngày hội Văn hóa - Thể thao quần chúng xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới huyện Củ Chi, năm 2016.
Sân vận động xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi được khánh thành ngày 9 tháng 3 năm 2013 góp phần phát triển phong trào thể thao, rèn luyện thể lực cho người dân địa phương.
Bệnh viện huyện Củ Chi được trang bị kỹ thuật hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi được đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, là mô hình bệnh viện tư đầu tiên áp dụng phí giá rẻ, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp được chăm sóc sức khỏe tốt và góp phần giảm tải cho các bệnh viện ở trung tâm Thành phố.
Trường Tiểu học Tân Thông, Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Trường Mầm non Phạm Văn Cội 1, huyện Củ Chi được xây dựng hiện đại, đảm bảo việc học tập và vui chơi, rèn luyện thể chất cho trẻ em.
Kênh thủy lợi Cầu Máng góp phần đưa nước về cho người dân huyện Củ Chi tăng gia sản xuất nông nghiệp.
Đường giao thông nông thôn xã Tân Thông Hội - một trong những tuyến đường được đầu tư sửa chữa, nâng cấp tại các xã nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi.
Cầu vượt Củ Chi nằm trên đường Xuyên Á - Quốc lộ 22.
Tượng đài “Củ Chi - Đất thép thành đồng” tại huyện Củ Chi, nơi có truyền thống cách mạng với hơn một vạn người hy sinh, 753 bà mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, huyện Anh hùng lực lượng vũ trang.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 5
Lượt truy cập: 476897