Thứ Bảy 14/12/2024 19:22 GMT+7

Triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”

Ngày đăng: 27/12/2014
Triển lãm ảnh “Đồng bào các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình” từ ngày 27/12/2014 đến ngày 31/12/2014 tại Trung tâm Văn hóa Quận 5.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người khởi xướng, xây dựng và hết lòng chăm lo cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ảnh: Bác Hồ bắt nhịp bài ca “Kết đoàn” trong chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960.
Ngày 3 tháng 12 năm 1945, Hội nghị đại biểu các dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói".
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các đại biểu dân tộc thiểu số có công với cách mạng, năm 1945.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một gia đình đồng bào dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952.
Chiến sĩ và nhân dân Tây Bắc viết thư tỏ lòng biết ơn của đồng bào đối với Bác Hồ tại Hội nghị các dân tộc giải phóng Tây Bắc, năm 1952.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm chăm lo đến sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ người dân tộc thiểu số. Người luôn khẳng định: "Cán bộ là gốc của công việc", "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".
Ảnh: Bác Hồ thăm Trường Trung học Dân tộc Trung ương, năm 1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu nữ và thiếu nhi các dân tộc tỉnh Lào Cai, năm 1958.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho một cụ già người dân tộc thiểu số sống gần khu mỏ Apatít, tỉnh Lào Cai, ngày 23 tháng 9 năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với đại biểu phụ nữ các dân tộc thiểu số Tây Bắc, năm 1959.
Dù bận rất nhiều công việc của đất nước nhưng Bác Hồ luôn quan tâm và dành tình yêu thương đối với thiếu niên, nhi đồng – những người chủ tương lai của đất nước.
Ảnh: Bác Hồ thăm các cháu thiếu nhi dân tộc vùng cao Việt Bắc, năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đại biểu dân tộc thiểu số tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa II tại Hà Nội, tháng 7 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần thăm hỏi bà con các dân tộc Pác Pó sau 20 năm xa cách, năm 1961.
Bác Hồ Chụp ảnh với đồng bào các dân tộc trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch, năm 1963.
Bác Hồ tiếp đón thân mật đoàn đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Giang về thăm Hà Nội, năm 1965.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp và khả năng tiềm tàng trong đồng bào và cán bộ người dân tộc thiểu số. Người nói: "Ðồng bào miền núi có truyền thống cần cù và dũng cảm. Trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến, đồng bào miền núi đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh để thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, đồng bào miền núi đang cố gắng góp phần xứng đáng của mình".
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số dự Kỳ họp lần thứ I, Quốc hội khóa III tại Hà Nội.
Bác Hồ và Bác Tôn với đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc.
Bác Hồ đến thăm các cháu thiếu nhi con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần thăm hỏi đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề dân tộc và chính Người cũng đã nêu tấm gương sáng về đoàn kết, giúp đỡ đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó Người đã được đồng bào coi như chính người thân của bản, làng mình.
Ảnh: Nhân dân Tây Nguyên nâng niu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao đổi với cử tri người Chăm tại buổi tiếp xúc cử tri Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao đổi với đại biểu dân tộc dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X.
Đồng chí Giàng Seo Phử, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc gặp gỡ, thăm hỏi, chúc Tết đồng bào các dân tộc mừng Xuân Quý Tỵ 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban Dân tộc Trung ương trao tặng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I bức trướng với dòng chữ “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”.
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy và đồng chí Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố trò chuyện với các đại biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I năm 2009.
Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm chăm lo, đảm bảo an sinh xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Ảnh: Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chúc Tết và tặng quà cho đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Tết Nguyên Đán 2010.
Với hơn 500.000 người thuộc 52 dân tộc anh em đang sinh sống tại 24 quận - huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh, đồng bào dân tộc thiểu số là lực lượng và tiềm năng to lớn, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển Thành phố.
Ảnh: Ban Công tác người Hoa tổ chức Họp mặt truyền thống các giới đồng bào người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh Xuân Tân Mão 2011.
Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà Tết và chúc phúc đầu năm cho đồng bào các dân tộc tại Thành phồ Hồ Chí Minh.
Ảnh: Đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thăm hộ dân tộc nghèo nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy tham quan triển lãm về văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố thăm gian hàng nệm Vạn Thành của người Hoa trong Hội chợ triển lãm Chợ Lớn 2010 tổ chức tại Nhà thi đấu Phú Thọ.
Đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy chúc phúc đầu năm đồng bào dân tộc.
Đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chúc phúc đầu năm đồng bào dân tộc.
Đồng chí Huỳnh Thành Lập, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố thăm Tết đồng bào dân tộc.
Đồng chí Ngô Văn Triển, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh trao quà Tết cho đồng bào dân tộc tại quận Gò Vấp, Xuân Quý Tỵ 2013.
Đồng chí Ngô Văn Triển, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh tặng quà cho các sinh viên người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Họp mặt sinh viên đón Tết xa nhà – Xuân Quý Tỵ 2013” nhằm động viên tinh thần vượt khó học tập của các em và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt đồng bào các dân tộc mừng Xuân Quý Tỵ 2013.
Huyện Bình Chánh tổ chức tặng quà đồng bào dân tộc, Xuân Quý Tỵ 2013.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Liên hoan gương sáng phụ nữ dân tộc nhằm tuyên dương gương phụ nữ dân tộc tiêu biểu, những người đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thành phố, sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.
Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Là dịp để khẳng định truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, thắt chặt tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ảnh: Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm tại Khu Tưởng niệm các Vua Hùng, Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, Quận 9.
Đại diện chùa Chantarăngsây (Candaransi) thăm và tặng quà cho đồng bào Khmer nghèo tại An Biên, tỉnh Kiên Giang.
Đồng bào Khmer chuẩn bị vật phẩm cúng dường bát hội nhân Lễ hội Chôl Chnăm Thmây - Lễ hội Tết cổ truyền của đồng bào Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đông đảo đồng bào tham dự Lễ hội Okombok – một trong những lễ tục sinh hoạt lâu đời nhất của dân tộc Khmer.
Trong đời sống văn hóa tinh thần, đồng bào Khmer luôn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắc.
Ảnh: Đông đảo Phật tử Khmer diễu hành thuyền hoa đăng mừng lễ hội Okombok – Lễ cúng trăng của người Khmer.
Điệu múa truyền thống của dân tộc Khmer trong Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2014 do Ủy ban nhân dân Quận 8 tổ chức.
Chùa Chantarăngsây (Candaransi) tại Quận 3 là trung tâm sinh hoạt văn hóa chính của cộng đồng người Khmer ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo Cả Thánh đường Hồi giáo Quận 8 nhận tuyên dương gương điển hình Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đại biểu dân tộc Chăm tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2009 – 2014.
Đại diện Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh thăm hỏi công việc kinh doanh của đồng bào Chăm.
Ban Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân Quận 8 tổ chức khám và phát thuốc miễn phí cho đồng bào Chăm.
Đồng bào Chăm làm lễ cầu nguyện tại Thánh đường Hồi giáo.
Đại diện Báo Công an Thành phố trao quà cho bà con dân tộc Chăm có hoàn cảnh khó khăn.
Hội Liên hiệp phụ nữ Phường 1, Quận 8 tổ chức Lễ ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ Chăm giúp nhau làm kinh tế” và Câu lạc bộ “Gia đình phòng chống tệ nạn xã hội”.
Cộng đồng người Chăm nhiều thế hệ sống hòa đồng, hạnh phúc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điệu múa truyền thống dân tộc Chăm biểu diễn trong Ngày hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đám cưới Chăm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang phục và nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc Chăm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lễ hội nguyên tiêu – Hoạt động văn hóa truyền thống quan trọng của đồng bào người Hoa vào dịp đầu năm mới.
Múa lân tại Chùa Bà (Hội quán Tuệ Thành) – Di tích kiến trúc nghệ thuật của người Hoa được công nhận cấp Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuồng cổ Triều Châu – thể loại ca kịch của đồng bào người Hoa gốc Triều Châu tại Thành phố Hồ Chí Minh thường được biểu diễn ở các Hội quán trong những ngày lễ hội.
Họa sĩ Trương Hán Minh biễu diễn vẽ tranh thủy mặc – một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của dân tộc Hoa.
Biểu diễn võ cổ truyền tại Hội thao người Hoa mở rộng - Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Long Hoa, Quận 8 là nơi sinh hoạt tín ngưỡng Phật giáo của người Hoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện Ban Dân tộc Thành phố và lãnh đạo Quận 8 thăm và chúc thọ các cụ cao tuổi người Hoa.
Làm đầu lân – nghề thủ công lâu đời của người Hoa.
Phố dược liệu Đông Y trên đường Hải Thượng Lãn Ông – nghề truyền thống lâu đời của người Hoa Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đơn vị doanh nghiệp người Hoa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ - Triển lãm Chợ Lớn.
Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đoàn kết, gắn bó cùng xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Ảnh: Các dân tộc Việt Nam cùng múa hát chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2012.
Đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 5 lần thứ I, năm 2014.
Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 1 dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II.
Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 2 đã giới thiệu 06 đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II.
Đại biểu tham quan triển lãm tại Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số Quận 4.
Các cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 2009-2014 được tuyên dương tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 5.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 6.
Đoàn đại biểu đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số Quận 9 tham dự Đại hội Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần II.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 10.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Quận 11 đã giới thiệu 18 đại biểu chính thức đi dự Đại hội cấp Thành phố.
Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số Quận 12 tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II.
Đại biểu đại diện hơn 6.000 đồng bào dân tộc thiểu số trong toàn Quận Phú Nhuận tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 1 của Quận.
Ngày 31 tháng 10 năm 2014, 120 đại biểu đại diện cho hơn 32.000 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn quận Bình Tân tham dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ 1 của quận.
Biểu diễn văn nghệ mừng Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số Quận Tân Phú thành công tốt đẹp.
Các cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong công tác dân tộc được Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tuyên dương tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ I.
Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số quận Thủ Đức tham dự Đại hội cấp Thành phố.
Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số Quận Gò Vấp tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II.
Đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số Huyện Bình Chánh tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần II.
Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Huyện Cần Giờ lần thứ I, nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Huyện Hóc Môn đã giới thiệu 06 đại biểu dân tộc thiểu số tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ II.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 3
Lượt truy cập: 1398125