Xem nhiều nhất
-
Phát động thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
-
Khai mạc sự kiện Ngôi làng ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
-
Khai mạc ngày hội Văn hóa đọc năm 2019 tại quận Thủ Đức
-
Khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập năm 2019
-
Bế mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt năm 2019: Lung linh Việt Nam
Tọa đàm “Bàn về giải pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử TP HCM”
Ngày đăng: 06/12/2014(HIEC) Nhiều vấn đề, liên quan đến việc bảo tồn, phát huy đờn ca tài tử (ĐCTT) như kế hoạch sáng tác cho thiếu nhi, triển khai các câu lạc bộ, đội nhóm đờn ca tài tử, đầu tư kinh phí cho nhạc cụ, cho việc giảng dạy, làm thế nào để giữ hồn cốt của đờn ca tài tử đã được đặt ra trong buổi tọa đàm “Bàn về giải pháp bảo tồn, phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử TP HCM” tổ chức sáng 5.12 tại Bảo tàng TP HCM.
Tham dự tọa đàm có Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, Nghệ nhân Tấn Nhì; Nghệ nhân Thanh Tùng; TS Mai Thị Duyên cùng nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo phóng viên báo đài trung ương và thành phố.
Hai giọng ca trẻ nhất của dòng đờn ca tài tử Yến Nhi và Thanh Tuấn
Theo TS Mai Thị Duyên: " ĐCTT lại là một loại âm nhạc cần tri kỷ, tri âm, kén người nghe. Muốn nghe ĐCTT mà thấy hay, thì cũng cần những hiểu biết nhất định. Như vậy, bên cạnh việc đào tạo lớp người kế thừa thì nên giáo dục sự hiểu biết về ĐCTT cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ." .
Thời gian qua ngành giáo dục thành phố ủng hộ và đã triển khai việc giảng dạy âm nhạc truyền thống nói chung, ĐCTT nói riêng vào các cấp tiểu học và phổ thông cơ sở, nhưng do thời gian học ngắn nên chưa đem lại hiệu quả cao .
TP HCM có 200 CLB ĐCTTNB với 3.000 người tham gia nhưng theo các nhà nghiên cứu thực tế hiện nay rất thiếu các thầy lên lớp giỏi nghề nên ảnh hưởng đến việc phổ biến loại hình nghệ thuật này. Nhìn chung, các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu tâm huyết tham gia tọa đàm đều thống nhất ở cùng một điểm: Vấn đề giảng dạy ĐCTT, trước hết vẫn phụ thuộc vào cái tâm, tầm, trình độ, ngón nghề của người thầy dạy ĐCTT, giáo án dạy ĐCTT cần phải được thẩm định qua một hội đồng nghệ thuật, đặc biệt hiện ĐCTT đã có 20 bài bản “tổ”, tinh hoa, do đó cần bảo tồn nguyên gốc các bài bản tổ này trong việc truyền dạy.
Kim Loan
Tin liên quan
- Lễ khai mạc Liên hoan Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh lần I năm 2024 (12/11/2024)
- Khai mạc triển lãm “Liên hoan Sân khấu kịch Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2024 - Khát vọng Phương Nam” (12/11/2024)
- Khai mạc triển lãm các tác phẩm mỹ thuật chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (01/11/2024)
- Trưng bày chuyên đề “Gia Lai - Sắc màu văn hóa” tại Thành phố Hồ Chí Minh (23/10/2024)
- TRAILER QUẢNG BÁ CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT CHỦ ĐỀ "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" (22/10/2024)
- Chương trình giao lưu nghệ thuật Hướng về biên giới, biển, đảo tổ quốc (22/10/2024)
- Hội thi nấu ăn chủ đề “Khi người đàn ông vào bếp” chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (18/10/2024)
- Kêu gọi đầu tư 23 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh (15/10/2024)
- Hơn 100 tiết mục dự Liên hoan “Giai điệu quê hương” Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (07/10/2024)
- Kết nối đam mê, lan tỏa giá trị tích cực trong cộng đồng yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (04/10/2024)