Thứ Sáu 26/04/2024 20:27 GMT+7

Rực rỡ Không gian đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh trong “Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III – Cần Thơ năm 2022”

Ngày đăng: 05/04/2022

(HIEC) – Trong khuôn khổ “Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III – Cần Thơ năm 2022” diễn ra từ ngày 05/4/2022 đến ngày 10/4/2022 tại Quảng trường quận Bình Thủy, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Không gian đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Tinh hoa đất phương Namtrưng bày hình ảnh, hiện vật thể hiện hoạt động đờn ca tài tử các chương trình biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử tại Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những thành tựu trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử đặc sắc này tại Thành phố; tại gian triển lãm cũng diễn ra hoạt động trình diễn và truyền dạy Đờn ca tài tử.

 
Không gian đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ “Liên hoan Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ III – Cần Thơ năm 2022 thu hút rất đông du khách, người dân địa phương đến tham quan triển lãm và thưởng lãm đờn ca tài tử.

 
Với tính dung dị, mộc mạc, giàu tình cảm - nét đặc trưng của những con người xa xứ với hành trình hơn 300 năm khẩn hoang và an cư lạc nghiệp, đờn ca tài tử đã trở thành tinh hoa của vùng phương Nam. Ảnh: Một tiết mục biểu diễn của các nghệ nhân đờn tại Không gian đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh.

 
Một tiết mục biểu diễn tại Không gian đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số hình ảnh triển lãm trong Không gian đờn ca tài tử Thành phố Hồ Chí Minh tại Cần Thơ.


Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Nam bộ, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX. Ảnh: Buổi lễ cúng Thành hoàng có ban nhạc lễ năm 1920 tại Sài Gòn.


Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, khi chưa có sân khấu cải lương, đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt ca nhạc thịnh hành nhất trong đời sống thường nhật của cộng đồng cư dân Nam bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng. Ảnh: Sinh hoạt đờn ca tài tử ở Sài Gòn cuối thể kỷ XIX.


Ban nhạc đờn ca tài tử Nam bộ tham dự Hội chợ đấu xảo tại Marseille (Pháp), năm 1906.


Năm 1915, Ban nhạc đờn ca tài tử Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) ở Mỹ Tho với nhiều danh cầm, danh ca trình diễn tại Nhà hát Cửu Long Giang bên cạnh chợ Sài Gòn, đánh dấu lần đầu tiên nhạc tài tử lên sân khấu chuyên nghiệp ở Sài Gòn.


Ngày 05 tháng 12 năm 2013, tại Thành phố Baku, nước Cộng hòa Azerbaijan, Quốc kỳ Việt Nam tung bay ngay sau khi đờn ca tài tử Nam bộ Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Các đại biểu (từ trái qua Ông Huỳnh Thành Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh; Ông Nguyễn Chí Tâm, Tham tán Công sứ tại Liên bang Nga; Ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch; Ông Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia “Nghệ thuật đờn ca tài tử”) và các thành viên Đoàn Việt Nam, năm 2013.


Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Hội trường Thống Nhất, ngày 11 tháng 2 năm 2014. Ảnh: Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cùng đồng chí Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Bằng vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ cho đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, năm 2014.


Bằng nhiều hình thức khác nhau từ tiết học ngoại khóa đến hoạt động câu lạc bộ, đờn ca tài tử đang được tích cực đưa vào hệ thống giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút sự quan tâm của đông đảo giáo viên, học sinh, góp phần gìn giữ và phát huy các loại hình nghệ thuật dân tộc. Ảnh: Các nghệ sĩ và học sinh cùng biểu diễnđờn ca tài tử trong chương trình biểu diễn nghệ thuật âm nhạc dân tộc – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại trường Trung học phổ thông Phú Nhuận, ngày 16 tháng 9 năm 2019.


Một buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ đờn ca tài tử xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.


Biểu diễn đờn ca tài tử tại Chợ Hoa Xuân “Trên bến dưới thuyền” Tết Nhâm Dần 2022 tổ chức trên bến Bình Đông – kênh Tàu H, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trí Năng - Ảnh: Quốc Thanh
 
 
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 5
Lượt truy cập: 595558