Xem nhiều nhất
-
Phát động thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
-
Khai mạc sự kiện Ngôi làng ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
-
Khai mạc ngày hội Văn hóa đọc năm 2019 tại quận Thủ Đức
-
Khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập năm 2019
-
Bế mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt năm 2019: Lung linh Việt Nam
Khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoa văn trên vải dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên”
Ngày đăng: 14/10/2014(HIEC) - Sáng ngày 14/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (TP Hồ Chí Minh) đã khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoa văn trên vải dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên”.

Đông đảo khách đến tham quan, tìm hiểu về đề tài hoa văn trên vải của các dân tộc
Với 152 hình ảnh, 82 hiện vật; chuyên đề trưng bày “Hoa văn trên vải dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc vùng Trường Sơn — Tây Nguyên" đã giới thiệu đến khách tham quan các mẫu hoa văn trên vải, đặc biệt là những mẫu thức hoa văn trên trang phục truyền thống của phụ nữ các dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên; bên cạnh đó là những cách thức dệt, nhuộm, tạo ra các mẫu hoa văn này.

Trang phục phụ nữ Chăm - Ninh Thuận (bên trái) và trang phục phụ nữ Chăm – An Giang (bên phải)
Phát biểu khai mạc trưng bày chuyên đề; bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cho biết; sự độc đáo trên từng tấm thổ cẩm của mỗi dân tộc nhờ vào cách phối hợp màu và tạo hoa văn dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ, mỗi tấm thổ cẩm dù lớn hay nhỏ đều in đậm dấu ấn sáng tạo của những người phụ nữ - người thợ dệt. Những cách thức này đã được các dân tộc cùng sinh sống ở miền Nam Việt Nam trao truyền qua nhiều thế hệ. Chuyên đề trưng bày này nhằm giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc, góp phần vào việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Trưng bày sẽ kéo dài đến ngày 01/2/2015.
Trí Năng

Đông đảo khách đến tham quan, tìm hiểu về đề tài hoa văn trên vải của các dân tộc
Với 152 hình ảnh, 82 hiện vật; chuyên đề trưng bày “Hoa văn trên vải dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc vùng Trường Sơn — Tây Nguyên" đã giới thiệu đến khách tham quan các mẫu hoa văn trên vải, đặc biệt là những mẫu thức hoa văn trên trang phục truyền thống của phụ nữ các dân tộc Chăm, Khmer và các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên; bên cạnh đó là những cách thức dệt, nhuộm, tạo ra các mẫu hoa văn này.

Trang phục phụ nữ Chăm - Ninh Thuận (bên trái) và trang phục phụ nữ Chăm – An Giang (bên phải)
Phát biểu khai mạc trưng bày chuyên đề; bà Nguyễn Thị Thắm, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ cho biết; sự độc đáo trên từng tấm thổ cẩm của mỗi dân tộc nhờ vào cách phối hợp màu và tạo hoa văn dưới đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ, mỗi tấm thổ cẩm dù lớn hay nhỏ đều in đậm dấu ấn sáng tạo của những người phụ nữ - người thợ dệt. Những cách thức này đã được các dân tộc cùng sinh sống ở miền Nam Việt Nam trao truyền qua nhiều thế hệ. Chuyên đề trưng bày này nhằm giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc, góp phần vào việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Trưng bày sẽ kéo dài đến ngày 01/2/2015.
Trí Năng
Tin liên quan
- Lễ giỗ lần thứ 191 Đức Thượng Công Tả quân Lê Văn Duyệt (14/09/2023)
- Khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 17 (07/09/2023)
- Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng (31/08/2023)
- Khánh thành Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định (27/08/2023)
- Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa (25/08/2023)
- Lễ đổi tên xa lộ Hà Nội đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã tư Thủ Đức thành đường Võ Nguyên Giáp (23/08/2023)
- Trao giải Hội thi vẽ tranh Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh với Bác Tôn (18/08/2023)
- Họp mặt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (18/08/2023)
- Đặc sắc Lễ hội sông nước lần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh (04/08/2023)
- Hội thi tiểu phẩm tuyên truyền về văn hóa giao tiếp ứng xử, xây dựng lối sống, nếp sống văn minh trong cộng đồng (18/07/2023)