Xem nhiều nhất
-
Phát động thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
-
Khai mạc sự kiện Ngôi làng ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
-
Khai mạc ngày hội Văn hóa đọc năm 2019 tại quận Thủ Đức
-
Khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập năm 2019
-
Bế mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt năm 2019: Lung linh Việt Nam
Hội thảo khoa học nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa ở TP Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 17/03/2016(HIEC) - Sáng 17/3, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, góp phần xây dựng TP Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”. Dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố; lãnh đạo Ban Văn hóa-Xã hội, HĐND Thành phố; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa và Thể thao, các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức, nghệ sĩ và các đơn vị hoạt động văn hóa.
Chủ tọa đoàn Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, góp phần xây dựng TP Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”
Tại hội thảo, nhiều ý kiến tâm huyết đã phân tích những mặt đạt được cũng như thẳng thắn nêu lên những hạn chế đối với hoạt động của các thiết chế văn hóa tại TP Hồ Chí Minh.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Quốc Thanh
Hệ thống thiết chế văn hóa ở TP Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình như: bảo tàng, nhà trưng bày, thư viện; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; di tích lịch sử - văn hóa, khu vui chơi giải trí, không gian văn hóa công cộng, nhà hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, phòng truyền thống, bưu điện văn hóa xã, trung tâm giáo dục cộng đồng... Hệ thống được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau, liên thông phối hợp phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên hoạt động của các thiết chế văn hóa ở TP Hồ Chí Minh cũng đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập; vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa trở nên cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Chưa có công trình mang tính biểu trưng cho văn hóa của Thành phố
PGS-TS Phan Xuân Biên, nguyên Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, chuyên viên cao cấp Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết: “... thành tựu trong lĩnh vực văn hóa nói chung, xây dựng, phát triển, phát huy hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa nói riêng của Thành phố chưa tương xứng, chưa đủ lực tác động mạnh, hiệu quả đến xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và xây dựng con người có nhân cách, nhân văn, trí tuệ”. Với thực lực của một thành phố đóng góp ngân sách cho Nhà nước hàng năm 30%, có GDP luôn ở mức 20% của cả nước vậy mà hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố phát triển rất chậm. Sau gần 40 năm giải phóng, thành phố chưa xây dựng được một công trình nào định chuẩn về biểu diễn nghệ thuật đỉnh cao, công trình mang tính biểu trưng cho văn hóa của thành phố hoặc đáp ứng các sự kiện văn hóa nghệ thuật tầm cỡ quốc gia.
PGS-TS Phan Xuân Biên phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quốc Thanh
Có sự chênh lệch khá lớn về hưởng thụ văn hóa nghệ thuật giữa nội và ngoại thành
ThS Lê Văn Thành, Trưởng Phòng Nghiên cứu văn hóa - Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh cho biết, theo nghiên cứu của Viện thì: “Khi so sánh về loại hình xem phim/ca nhạc/bảo tàng/sinh hoạt tại các điểm vui chơi, giải trí công cộng, giữa 3 nhóm: nội thành hiện hữu, nội thành phát triển và ngoại thành, cho thấy tỉ lệ chưa bao giờ tham gia ở quận - huyện ngoại thành lên đến 70,4% so với quận nội thành hiện hữu là 49%, quận nội thành phát triển là 54,3%”.
Đầu tư dàn trải và bao cấp
GS-TS khoa học Trần Ngọc Thêm, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương nhận xét việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa đang thực hiện theo kiểu bao cấp mấy mươi năm trước, thiếu điều tra, khảo sát, tìm hiểu nhu cầu thật sự của người dân do đó hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa không cao.
GS-TS Trần Ngọc Thêm tại hội thảo
Bà Đặng Hồng Linh, Trưởng phòng văn hóa – Gia đình, Sở Văn hóa Thể thao cho biết, đến nay, Thành phố có 24 trung tâm văn hóa cấp quận huyện; 7 nhà văn hóa cấp thành phố, 16 nhà văn hóa lao động và 23 nhà văn hóa, nhà thiếu nhi cấp quận huyện. Ngoài ra, còn có 76 thiết chế văn hóa cấp phường, xã. Hệ thống thiết chế này phần nào đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về đời sống tinh thần của người dân. Tuy nhiên hiện đang dần xuống cấp, thiếu thiết chế văn hóa đúng chuẩn, thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực. Một số thiết chế văn hóa xây dựng xong nhưng không đồng bộ, thiếu cơ chế và điều kiện nên xuống cấp hoặc không hoạt động gây ra tình trạng lãng phí.
Để “xã hội hóa” hoạt động văn hóa thành chủ trương lớn
TS Đinh Phương Duy, Phó Giám đốc Học viện cán bộ TP Hồ Chí Minh từ nghiên cứu thiết chế văn hóa tại các xã xây dựng nông thôn mới nhìn nhận cần thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đẩy mạnh “xã hội hóa” hoạt động văn hóa thành chủ trương lớn, xem như một bước đột phá, tạo nền tảng trong xây dựng đời sống văn hóa trong nhân dân đồng thời để người dân được thụ hưởng sản phẩm văn hóa có chọn lọc.
NSND Hồng Vân cho rằng, điều tâm đắc nhất của nghệ sĩ chân chính khi làm nghề là truyền đến công chúng thông điệp yêu điều thiện, ghét điều ác, nhân rộng ý thức công dân để hướng tâm hồn mỗi người ngày một thuần khiết, hồn hậu, nhân ái hơn. Vài năm trước đây kịch còn là món đặc sản tinh thần của du khách khi đến TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên các sân khấu kịch xã hội hóa hiện nay đang hấp hối trước làn sóng cạnh tranh gay gắt của nhiều loại hình giải trí khác. NSND Hồng Vân đề nghị cần sự phối hợp giữa chính quyền với các nhà tổ chức biểu diễn của các sân khấu đang hoạt động hiệu quả. Nhà nước nên là “bà đỡ” cho các sân khấu xã hội hóa hoạt động tốt.
Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Quyết Tâm ghi nhận ý kiến của các đại biểu. Hơn 40 năm qua; thành phố rất quan tâm đầu tư, phát triển văn hóa, tuy nhiên kết quả chưa như mong muốn, trong đó có nguyên nhân từ vấn đề đầu tư, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ nhu cầu của người thụ hưởng. Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐND Thành phố cũng lưu ý đầu tư để định hướng phát triển chứ không phải nhu cầu như thế nào thì đầu tư như thế. Trong thời gian tới, HĐND, UBND Thành phố sẽ cân nhắc trước khi đầu tư xây dựng để các thiết chế văn hóa phát huy được hiệu quả.
Trí Năng
Tin liên quan
- Lễ khai mạc Liên hoan Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh lần I năm 2024 (12/11/2024)
- Khai mạc triển lãm “Liên hoan Sân khấu kịch Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2024 - Khát vọng Phương Nam” (12/11/2024)
- Khai mạc triển lãm các tác phẩm mỹ thuật chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (01/11/2024)
- Trưng bày chuyên đề “Gia Lai - Sắc màu văn hóa” tại Thành phố Hồ Chí Minh (23/10/2024)
- TRAILER QUẢNG BÁ CÁC TÁC PHẨM MỸ THUẬT CHỦ ĐỀ "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" (22/10/2024)
- Chương trình giao lưu nghệ thuật Hướng về biên giới, biển, đảo tổ quốc (22/10/2024)
- Hội thi nấu ăn chủ đề “Khi người đàn ông vào bếp” chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 (18/10/2024)
- Kêu gọi đầu tư 23 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa - thể thao của Thành phố Hồ Chí Minh (15/10/2024)
- Hơn 100 tiết mục dự Liên hoan “Giai điệu quê hương” Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (07/10/2024)
- Kết nối đam mê, lan tỏa giá trị tích cực trong cộng đồng yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh (04/10/2024)