Xem nhiều nhất
-
Phát động thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
-
Khai mạc sự kiện Ngôi làng ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
-
Khai mạc ngày hội Văn hóa đọc năm 2019 tại quận Thủ Đức
-
Khai mạc Lễ hội Thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hội nhập năm 2019
-
Bế mạc Ngày hội Di sản Văn hóa Du lịch Việt năm 2019: Lung linh Việt Nam
Diễn đàn “Áo dài trong đời sống hiện đại”
Ngày đăng: 16/03/2018(HIEC) – Hưởng ứng Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh năm 2018, sáng ngày 15/3/2018, Nhà văn hóa Phụ nữ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM tổ chức diễn đàn “Áo dài trong đời sống hiện đại”.
NSƯT Thành Lộc, Đại sứ hình ảnh - Lễ hội áo dài TPHCM 2018; Bà Đặng Hồng Linh, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình - Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM và Giám đốc Bảo tàng Áo dài, Nhà thiết kế Sỹ Hoàng.
Mở đầu buổi tọa đàm, Nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã giới thiệu về nguồn gốc và sự phát triển của áo dài qua các thời kỳ khác nhau. Theo ông, chiếc áo dài Việt Nam qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử vẫn giữ được trọn vẹn bản sắc riêng, việc cách tân giống như con dao hai lưỡi và những năm gần đây nhiều người đã bắt đầu quay lại kiểu dáng truyền thống với những cách điệu nhẹ.
Góp mặt tại diễn đàn, nhiều khách mời băn khoăn làm sao để việc cách tân không làm biến dạng hình ảnh chiếc áo dài, để vẻ đẹp vốn có của áo dài làm tôn được nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Bà Đặng Hồng Linh, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM nhìn nhận xu hướng cách tân chiếc áo dài như một sự tiếp biến văn hóa, sức sống của chiếc áo dài truyền thống vẫn còn rất mạnh mẽ trong cộng đồng. Để những thể nghiệm cách tân không làm biến dạng hình ảnh chiếc áo dài, với các cuộc thi trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài, ban tổ chức đã quy định thí sinh không được mặc áo dài với váy đụp, quần quá ngắn hay cách tân đến mức không nhận ra.
Những năm gần đây, áo dài ngày càng xuất hiện thường xuyên trong các dịp lễ hội cũng như ngày thường. Ảnh: Hữu Luận
Với vai trò của một nghệ sĩ, một đại sứ hình ảnh, Nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc bày tỏ niềm vui khi được truyền cảm hứng mặc áo dài đến cho nhiều người. Nghệ sĩ Thành Lộc mong muốn có những cuộc thi thiết kế áo dài cho nam sinh, những cuộc thi cho những nhà sản xuất vải để tạo nên những bộ áo dài phù hợp trong môi trường sinh hoạt, học tập.
Lễ hội Áo dài TPHCM bắt đầu từ năm 2014, qua năm lần tổ chức, chương trình trở thành một sự kiện văn hóa, du lịch của thành phố. Buổi tọa đàm nhằm góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng về giá trị lịch sử văn hóa của áo dài và lan tỏa tình yêu đối với chiếc áo dài Việt Nam.
Trí Năng
Tin liên quan
- Hội nghị của đổi mới và đồng lòng, hướng tới mục tiêu xây dựng văn hóa và con người phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại, nhân ái, nghĩa tình (04/03/2023)
- Thành phố Thủ Đức chủ động, sáng tạo, đổi mới trong xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh (23/02/2023)
- Quận 1 tổ chức liên hoan âm nhạc dân tộc cấp tiểu học năm học 2022 - 2023 (22/02/2023)
- Quận 1 tổ chức Liên hoan “Kể chuyện sách có minh họa” năm 2023 (18/02/2023)
- Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh của Hội Nông dân Thành phố Hồ Chí Minh (16/02/2023)
- Đại hội Công đoàn cơ sở thành viên Trung tâm Thông tin Triển lãm nhiệm kỳ 2023 - 2028 (14/02/2023)
- Thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh hăng hái lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc (10/02/2023)
- Thành phố Hồ Chí Minh rộn ràng Lễ hội Nguyên tiêu và Đêm thơ Việt Nam năm 2023 (05/02/2023)
- Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Tự hào Đảng quanh vinh” kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/2023)
- Bế mạc đường hoa Nguyễn Huệ Xuân Quý Mão 2023 (02/02/2023)