Thứ Sáu 26/04/2024 21:23 GMT+7

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam”

Ngày đăng: 06/06/2017
Triển lãm nhân kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2017) và 106 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2017 tại đường Đồng Khởi, từ ngày 17/5 đến ngày 10/6/2017)
Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan và sự thất bại của các phong trào yêu nước, ngày 05 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) lên con tàu Adrmiral Latouche-Tréville ở bến cảng Sài Gòn, rời Tổ quốc thân yêu, bôn ba khắp thế giới nhằm tìm đường cứu nước.
Bác làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại nước Anh, năm 1913.
Nhật ký trong tù - Tập thơ chữ Hán nêu cao ý chí cách mạng, lòng kiên trung bất khuất do Hồ Chí Minh viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam giữ tại các nhà lao tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, từ tháng 8 năm 1932 đến năm tháng 9 năm 1933.
Sau thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình – Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Ngày 03 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ nhất tại Hà Nội, tại đây Người nêu rõ: “Từ đây về sau, các dân tộc đã đoàn kết càng phải đoàn kết thêm, đã phấn đấu càng phải phấn đấu nữa, để giữ gìn quyền độc lập cho vững vàng để xây dựng một nước Việt Nam mới. Khi khó nhọc chúng ta cùng gắng sức, lúc thái bình chúng ta cùng hưởng chung…".
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc...“, đồng bào cả nước đã nhất tề đứng dậy chặn bàn tay xâm lược của thực dân Pháp, tháng 12 năm 1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và trao tặng Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn lá cờ thêu sáu chữ vàng “Trung với nước, hiếu với dân” tại Sơn Tây, ngày 26 tháng 5 năm 1946.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Bác Hồ thăm một gia đình đồng bào dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, năm 1952.
Tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi mọi người phát huy tinh thần thi đua yêu nước. Ảnh: Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu dự Đại hội Chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tại Việt Bắc, tháng 5 năm 1952.
Bác Hồ đến thăm bà con nông dân tỉnh Tuyên Quang trong cải cách ruộng đất.
Ghi nhớ công ơn của tiền nhân, trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 1954, tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ Đại đoàn quân Tiên phong: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp học bổ túc văn hóa của bà con lao động khu tập thể Lương Yên, Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 1956.
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 316 trở lại Điện Biên củng cố quốc phòng, xây dựng nông trường sản xuất, ngày 10 tháng 03 năm 1958.
Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Bác Hồ đã dành thời gian lên thăm các dân tộc Tây Bắc. Người luôn ân cần thăm hỏi đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc, năm 1959.
Bác Hồ tham quan cánh đồng thu hoạch lúa mùa của nhân dân thôn Thái Thượng, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 1961.
Bác Hồ đến thăm và kiểm tra suất ăn giữa ca của công nhân Nhà máy cao su, xà phòng và thuốc lá Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 1961.
Bác Hồ nói chuyện thân mật với bà con trong lần về thăm quê nhà Nghệ An lần thứ 2, ngày 9 tháng 12 năm 1961.
Bác Hồ đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối liên minh công - nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đề tặng bốn chữ “Cố gắng, tiến bộ” trên sản phẩm của Nhà máy Sứ Hải Dương, ngày 26 tháng 7 năm 1962.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và động viên bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, năm 1964.
Ngày 27 tháng 03 năm 1964, tại Hội nghị Chính trị đặc biệt do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập, Người kêu gọi: “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt.”. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu trí thức dự Hội nghị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nhịp bài ca “Kết đoàn“, năm 1960.
]
 
 
 
 
 
 
 
22.
 {
Chủ tịch Hồ Chí Minh viếng các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc tại nghĩa trang Mai Dịch – Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu các đơn vị tham dự Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II tại Việt Bắc, năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thân mật hỏi chuyện em Nguyễn Thị Thanh, chiến sĩ thi đua ngành sản xuất giấy, đại biểu ít tuổi nhất dự Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất tại Tuyên Quang, tháng 5 năm 1952.
“Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha/ Bác nghe từng bước trên tiền tuyến/ Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa”. (“Bác ơi”, Tố Hữu 06 - 9 - 1969). Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng xúc động khi Người nói đến miền Nam ruột thịt tại kỳ họp Quốc hội khóa I, tháng 12 năm 1956.
Bác Hồ, Bác Tôn cùng thiếu nhi và các cụ già tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tại Việt Bắc, năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ nữ toàn miền Bắc, năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một gia đình miền Nam tập kết có 3 con đi bộ đội, năm 1957.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng quà cho cụ già người dân tộc thiểu số gần khu mỏ Apatit, tỉnh Lào Cai, ngày 23 tháng 9 năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nông dân tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây, năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn nhà báo L’Unita của Đảng Cộng sản Italia tại Phủ Chủ tịch, ngày 12 tháng 5 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là sự thể hiện cụ thể, nhất quán chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu tôn giáo tại Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa II, tháng 7 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhạc công khiếm thị.
Bác Hồ thăm xưởng phim thời sự tài liệu, năm 1960.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, yêu thương các em thiếu niên, nhi đồng cả nước. Trước lúc đi xa, Bác để lại muôn vàn tình yêu thương cho dân tộc Việt Nam, trong đó Người không quên nhắc đến thế hệ thiếu niên, nhi đồng bằng những tình cảm đặc biệt: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình yêu cho... các cháu thanh niên và nhi đồng...“.
Ảnh: Nhân dịp Tết Nguyên đán, Bác Hồ đến thăm con em gia đình công nhân ở Quảng Ninh, ngày 02 tháng 02 năm 1965.
Bác Hồ hỏi chuyện mẹ Nguyễn Thị Suốt - người đã dũng cảm chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ dưới bom đạn giặc Mỹ tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ IV, ngày 7 tháng 01 năm 1967.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thân mật các gia đình có công với cách mạng, ngày 11 tháng 02 năm 1969.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên anh dũng miền Nam ra thăm miền Bắc, năm 1969.
Bác đến thăm và nói chuyện với bà con xã viên và thiếu nhi xã Ái Quốc, tỉnh Hải Hưng.
Thiếu nhi quốc tế và thiếu nhi Việt Nam bên Bác Hồ kính yêu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự lễ khai mạc Ngày hội cứu quốc tại Ái Trĩ Viên (Cung thiếu nhi Hà Nội), ngày 20 tháng 10 năm 1945. Tại buổi lễ, Bác khen ngợi tinh thần sáng tạo của sinh viên và khuyên thanh thiếu niên nêu cao tinh thần cần, kiệm, thanh khiết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Người nói: “Muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng phê bình và tự phê bình“, ngày 12 tháng 03 năm 1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương, sự quan tâm và niềm tin sâu sắc. Người yêu cầu: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.” Ảnh: Bác Hồ tại Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần II, năm 1956.
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm ở Nghệ An, Người tâm sự: “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia.”, ngày 09 tháng 02 năm 1961.
Ngày 20 tháng 4 năm 1963, Bác Hồ đến thăm và căn dặn cán bộ bệnh xá Vân Đình, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông : “Trong công tác phục vụ cần coi trọng cả hai mặt vật chất và tinh thần. Có thuốc hay, thức ăn ngon, còn cần phải có thái độ phục vụ tốt, coi người bệnh như ruột thịt. Cần đặc biệt chú ý việc phòng bệnh“.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Hội nghị phổ biến Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, chống tham ô, lãng phí, quan liêu” tại Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 1963.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ cao cấp toàn quân. Người căn dặn: “Các chú phải cố gắng học tập và luôn luôn gương mẫu về đạo đức cách mạng”, ngày 11 tháng 5 năm 1969.
Sinh thời Bác Hồ sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, tác phong làm việc, từ cách ăn mặc đến sinh hoạt thường ngày. Tác phong giản dị ấy mang lại sự gần gũi, ấn tượng với những ai đã được gặp Người dù chỉ một lần. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.
Bữa cơm đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cán bộ ở chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác ở chiến khu Việt Bắc.
Bác Hồ làm việc bên túp lều cỏ trong kháng chiến chống Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm sóc cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi tặng.
Tủ đồ dùng cá nhân của Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại nhà sàn trong Phủ Chủ tịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào và chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu “Thực túc binh cường” và hàng ngày Bác thường dành thời gian tăng gia sản xuất. Ảnh: Tranh thủ lúc rảnh rỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí trong cơ quan tăng gia sản xuất cải thiện đời sống ở Phủ Chủ tịch, năm 1957.
Tháng 10 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị lần 1 Quốc tế Nông dân tại Mát-xcơ-va. Người được bầu vào Ban Chấp hành tại Hội nghị.
Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (Tours). Tại Đại hội, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Thẻ đại biểu dự Đại hội 7 Quốc tế cộng sản của Nguyễn Ái Quốc và quang cảnh Đại hội tại Mát-xcơ-va, tháng 7 năm 1935.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng và tích cực xây dựng tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của nhân dân Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chính phủ Lào Ítxalạ Xuphanuvông tại chiến khu Việt Bắc - Việt Nam, năm 1951.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới sang dự Đại hội Mặt trận thanh niên thống nhất, tháng 10 năm 1956.
Nhân dân thủ đô Vác-xa-va nhiệt liệt hoan nghênh Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, năm 1957.
Bác Hồ với thiếu nhi Liên Xô, tháng 8 năm 1957.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chứng kiến lễ ký kết Tuyên bố chung giữa Đảng ta và Đảng Cộng sản Pháp, Hà Nội ngày 23 tháng 01 năm 1958.
Các nhà lãnh đạo và nhân dân Ấn Độ chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm thủ đô Niu-đê-li, tháng 02 năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng thanh niên Ka-zac-xtan trong điệu vũ dân tộc, tháng 7 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đón tiếp gia đình luật sư Loseby (vị luật sư đã giúp bào chữa cho Bác trước tòa án của thực dân xét xử Bác tại Hồng Kông những năm 1930 - 1931) tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, tháng 02 năm 1960.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đại biểu các tổ chức các nước trên thế giới đến Hà Nội dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của Mỹ, bảo vệ hòa bình, ngày 30 tháng 11 năm 1964.
Hồ Chủ tịch tiếp Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa Cu Ba sang thăm nước ta, năm 1966.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân tộc ta suốt đời học tập và noi theo. Ảnh: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 3
Lượt truy cập: 595607