Thứ Sáu 29/03/2024 22:33 GMT+7

Triển lãm “Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam -Vững vàng tiến bước”

Ngày đăng: 02/10/2020
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị làm việc với các tỉnh, Thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 30 tháng 5 năm 2020.


Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn tổ chức Hội nghị nhằm kêu gọi đầu tư và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của Thành phố cho các tỉnh, thành, ngày 22 tháng 6 năm 2017.

Đồng chí Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nghe giới thiệu các sản phẩm tại Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2018 tại tỉnh Bến Tre, ngày 22 tháng 11 năm 2018.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng và phát triển các chương trình du lịch vùng Đông Nam Bộ do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức tại thành phố Tây Ninh, ngày 28 tháng 6 năm 2020.

Mỏ dầu Bạch Hổ trên vùng biển Vũng Tàu là một trong các tài nguyên quan trọng cung cấp năng lượng cho đất nước. Ảnh: Các giàn khai thác dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ.


Nhà máy Điện Mặt trời TTC Đức Huệ 1, tỉnh Long An được xây dựng trên diện tích hơn 50ha, có công suất 40,6 MWp, với 123.000 tấm pin năng lượng mặt trời, tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng góp phần ổn định mạng lưới điện quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong cả nước về xây dựng Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp, Khu Công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ảnh: Khu Công nghệ Cao Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại phường Long Phước, Quận 9.

Toàn cảnh Khu Chế xuất Tân Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh – khu chế xuất đầu tiên của cả nước được thành lập vào ngày 25 tháng 11 năm 1991.

 

 

 

 

Khu Công nghiệp Tân Hương tỉnh Tiền Giang.

 

 

 

 

Công nhân Công ty Fujitsu, Khu Công nghiệp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai sản xuất mạch in điện tử xuất khẩu.

 

 

Sản xuất nhớt tại Công ty Viet Epoch Petrochemical, tỉnh Đồng Nai.

 

 

Dây chuyền sản xuất thép tự động tại Công ty Thép Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

 

Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công suất lớn nhất cả nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong và ngoài nước.

 

 

 

Sản xuất cao su tại Công ty Cao su Miền Nam trong Khu Công nghiệp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

 

Công ty Liên Doanh Dệt Nhuộm Việt Hồng tại Khu Công nghiệp Việt Hương 2, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Dệt may (Jeans) hàng đầu Việt Nam, phục vụ trong và ngoài nước.


Công ty Giày Thái Bình, tỉnh Bình Dương chuyên sản xuất và xuất khẩu giày thể thao, giày trẻ em… sang thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật…

Ngày 06 tháng 01 năm 2019, Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các đại biểu bấm nút khánh thành Nhà máy chế biến trái cây Tanifood tại tỉnh Tây Ninh. Đây là nhà máy đầu tiên ở Việt Nam đạt chuẩn Lead Silver của Mỹ, áp dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và vận hành với công suất 60.000 tấn thành phẩm mỗi năm.
Nhà máy sữa Vinamilk tỉnh Bình Dương sản xuất hàng trăm triệu lít sữa mỗi năm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người dân.

 

Công nhân đóng gói sản phẩm bánh tráng thanh long tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xuất Nhập khẩu Thực phẩm Duy Anh, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Diện tích trồng Điều của tỉnh Bình Phước hiện đạt hơn 134.000ha, chiếm gần 50% diện tích Điều cả nước, được quy hoạch là vùng nguyên liệu Điều chính của Việt Nam. Hạt Điều Bình Phước đã được chọn để xây dựng thương hiệu quốc gia. Ảnh: Dây chuyền sản xuất Điều tại Công ty Cổ phần Hà Mỵ (Hamyco), tỉnh Bình Phước.
Công nhân chế biến hải sản xuất khẩu tại Công ty Chế biến Thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

 

Cảng cá Mỹ Tho là một trong những cảng cá lớn của tỉnh Tiền Giang, cung cấp hải sản cho toàn tỉnh và các khu vực lân cận.


Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh cùng đại diện nông dân trên địa bàn Tỉnh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế thực hiện nghi thức kết nối tại Hội thảo quốc tế phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp hội nhập thị trường quốc tế và thực hiện mô hình điểm tại Tây Ninh, ngày 06 tháng 01 năm 2017.
Các tỉnh Nam Bộ có tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái đem lại giá trị xuất khẩu cao cho cả nước. Ảnh: Nuôi cấy mô các giống cây trồng mới tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. 

Nông dân thu hoạch lúa bằng máy gặt trên cánh đồng tỉnh Tiền Giang.

 

Đồng Nai là một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu của vùng Nam Bộ, xuất khẩu hàng ngàn tấn mỗi năm. Ảnh: Vườn Tiêu tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

 

Sản xuất hoa kiểng phục vụ Tết góp phần nâng cao đời sống nông dân tại tỉnh Tiền Giang.

 

Vườn Thanh long tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

 

 

Thu hoạch Nhãn xuồng cơm vàng tại huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

 

Mô hình trồng nấm linh chi đang được nông dân các tỉnh, thành miền Nam nhân rộng góp phần làm phong phú sản phẩm nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương. Ảnh: Thu hoạch nấm linh chi tại tỉnh Đồng Nai.

Nuôi cá bè tại xã Long Sơn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


 

 

 

 

 

Nuôi Tôm sú tại huyện Tân Trụ, tỉnh Long An góp phần cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu thủy sản.

 

 

Trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao của Công ty Cổ phần Ba Huân tại tỉnh Bình Dương với diện tích 18ha góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm vùng.


Trại chăn nuôi heo thịt đảm bảo vệ sinh môi trường tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp dồi dào nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.


Công ty Gốm Mỹ Nghệ Xuất Khẩu An Hòa, tỉnh Bình Dương là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước với những sản phẩm tinh tế, đậm chất Nam Bộ.

 

Chằm nón lá tại tỉnh Tây Ninh – một sản phẩm thủ công độc đáo của Việt Nam được nhiều khách du lịch chọn làm quà lưu niệm khi đến nước ta.


Cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh là cửa khẩu lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hóa góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Tuyến xe buýt du lịch hai tầng mui trần tại Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo lộ trình vòng quanh khu trung tâm Thành phố phục vụ nhu cầu thưởng cảnh, tham quan các địa điểm du lịch của du khách.


Đến với huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của rừng ngập mặn đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong 701 Khu dự trữ sinh quyển của Thế giới.Ảnh: Khám phá Di tích lịch sử Rừng Sác – Cần Giờ bằng cano.


Thành phố biển Vũng Tàu là điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam. Với những cung đường rộng lớn, những bãi tắm tuyệt đẹp và những góc phố thơ mộng, nơi đây mang đến cho khách du lịch những kỳ nghỉ tuyệt vời.

 

Sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, một địa danh đi vào thi ca, nhạc họa qua bài hát “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo” phản ánh những đặc trưng riêng về đời sống và truyền thống dân tộc của đồng bào S’tiêng. Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn khách tham quan.

 

 

Khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền, tỉnh Đồng Nai với không khí trong lành và cảnh đẹp hữu tình, là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch.


Khu du lịch Long Điền Sơn – một trong những địa điểm nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh với diện tích 27ha gồm nhiều loại hình giải trí hấp dẫn như khu vui chơi cho trẻ em, khu công viên nước, rạp chiếu phim, câu cá giải trí, vườn bách thú…
Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, nằm trong khu rừng tràm nguyên sinh rộng lớn với cảnh sắc yên bình, không gian yên tĩnh, thoáng mát thích hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, thuộc Top 10 khu du lịch sinh thái được nhiều người đến nhất Việt Nam.
Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. Lễ hội được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du Lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013. Ảnh: Cung nghinh kiệu Ông ra biển.

 

 

 

Hội Xuân trên Núi Bà Đen - Thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh.

 

Lễ hội Dinh Cô, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan, hành hương và thưởng ngoạn.

Trường Trung học Phổ thông Phong Phú, huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn cho học sinh.


Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có uy tín trong nghiên cứu tổng kết thực tiễn và đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị.


Giờ thực hành của sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ Miền Đông, tỉnh Đồng Nai.

 

Sinh viên nghiên cứu Đông trùng hạ thảo tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

 

Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, với quy mô 1.000 giường bệnh góp phần phục vụ bệnh nhi ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh miền Tây Nam bộ.


 

 

 

 

 

Bệnh viện Đa khoa Long An là một trong những cơ sở y tế đáng tin cậy trên địa bàn tỉnh Long An.


Cảng quốc tế Long An, tỉnh Long An với diện tích 147ha góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà và giảm tải cho các cụm cảng trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh.


Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.


Tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Cầu Tân An, tỉnh Long An vừa được thông xe vào ngày 07 tháng 6 năm 2020, góp phần giải quyết nạn kẹt xe trên tuyến đường huyết mạch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cầu Rạch Miễu nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển về mọi mặt, đặc biệt là du lịch.

 

 

 

 

 

Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I, một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh Bình Dương.

 

 

 

Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh từ ngày 16 tháng 10 năm 2018 tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

 

 

 

 

Thành phố Tân An, tỉnh Long An nằm trên trục phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, là đô thị cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Là đầu tàu kinh tế của cả nước nói chung và khu vực Nam Bộ nói riêng,Thành phố Hồ Chí Minh luôn phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn cho khu vực và cả nước.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 5
Lượt truy cập: 504151