Thứ Ba 19/03/2024 15:02 GMT+7

TRIỂN LÃM THẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA

Ngày đăng: 02/11/2017
Triển lãm kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2017) tại đường đi bộ Nguyễn Huệ và đường Đồng Khởi từ ngày 01/11/2017 đến ngày 10/11/2017
Vladimir Ilyich Lenin(1870 - 1924), người sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Trung đoàn Voluxki là một trong những trung đoàn Xô Viết đầu tiên ra mặt trận, tháng 2 năm 1917.
Các chiến sĩ Cận vệ Đỏ tước vũ khí và giải tán quân đội phản cách mạng do tướng Bạch vệ Kornilov chỉ huy, tháng 2 năm 1917.
Tháng 4 năm 1917, Vladimir Ilyich Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, đưa nước Nga chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tới cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau khi Chính phủ lâm thời Kerenski bắn vào quần chúng trong cuộc biểu tình ở Petrograd (tháng 7 năm 1917), làn sóng cách mạng dâng lên khắp nước Nga. Công nhân bãi công, nông dân đuổi địa chủ, chiếm lấy ruộng đất. Trong quân đội, binh lính đuổi bọn chỉ huy phản động và bầu ra những người chỉ huy mới...
Phân đội thiết giáp ở điện Smolnui -Petrograd trong những ngày cách mạng.
Sáng ngày 25 tháng 10 (theo lịch Nga cũ là ngày 7 tháng 11) cuộc chiến đấu giành chính quyền bắt đầu. Đội xích vệ Bolshevik đã chiếm được bưu điện, ga xe lửa, nhà máy điện. 11 giờ, các chiến sĩ trên Tuần dương hạm Avrora (Rạng Đông) phát đi “Bức thư gửi các công dân Nga” của V.I Lenin, tuyên bố chính quyền nhà nước đã thuộc về Xô Viết công nhân và binh lính Petrograd. Tiếng súng của chiến hạm Rạng Đông đã tuyên bố với toàn nhân loại về một kỷ nguyên mới, một Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trê thế giới đã ra đời.

Ảnh: Cuộc tấn công cung điện Mùa Đông, tháng 10 năm 1917.

Ngày 25 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Nga), Chính phủ lâm thời - chính quyền của giai cấp tư sản ở Nga đã bị bắt tại cung điện Mùa Đông.
Thiêu hủy cờ hiệu Nga Hoàng ở Petrograd, tháng 10 năm 1917.
Công nhân kéo về Petrograd biểu tình đòi chính phủ tư sản trao chính quyền cho Ủy ban đại biểu của công nông binh.
Ngày 25 tháng 10 năm 1917, tại Điện Smolnui dưới sự chỉ đạo của Vladimir Ilyich Lenincuộc khởi nghĩa của giai cấp vô sản đã thắng lợi ở Petrograd. Tiếp theo đó, cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười thành công trên toàn nước Nga, mở ra kỷ nguyên xã hội chủ nghĩa cho lịch sử loài người.
Vladimir Ilyich Lenincùng các chiến sĩ cách mạng trong cung điện Smolnui những ngày đầu Cách mạng Tháng Mười.
Diễu hành chào mừng Hồng quân giải phóng thành phố Odessa trong những ngày đầu của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại thắng lợi.
Ngay trong đêm 25 tháng 10 năm 1917, Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc tại Điện Smolnui và tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Vladimir Ilyich Leninđứng đầu.
Ngay sau khi được thành lập, Chính quyền Xô Viết đã ban hành sắc lệnh đầu tiên là Sắc lệnh hòa bình.
Vladimir Ilyich Lenin đi thăm một đơn vị quân đội trong Ngày thành lập lực lượng Hồng quân, ngày 23 tháng 02 năm 1918.
Chiến hạm France, nơi người thợ máy Tôn Đức Thắng tham gia kéo cờ đỏ phản chiến, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga ở biển Đen, tháng 4 năm 1919.
Tôn Đức Thắng kéo lá cờ đỏ, ủng hộ Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, tháng 4 năm 1919. (ảnh minh họa)
Năm 1924, Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ V, thông qua Nghị quyết về việc thành lập Mặt trận Thống nhất công nhân và nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng các dân tộc thuộc địa.

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chụp ảnh cùng các đại biểu cộng sản Nga và quốc tế dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V tại Moskva.

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự hợp nhất ba tổ chức Cộng sản trong nước thành một Đảng thống nhất. Đây là bước ngoặc quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta.

Tranh: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tranh vẽ: Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) - cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Trường Quốc tế Lenin ở Moskva, nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lin) đã học tập, năm học 1934 – 1935.
Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ở Moskva, nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lin) đã học tập và tự học trong thời gian 1936 – 1938.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình của Nhân dân đã diễn ra khắp các địa phương buộc chính quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam – Kỷ nguyên độc lập, tự do.
Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp. Ảnh: Lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm Tướng Đờ-Cát-Tơ-ri, ngày 7 tháng 5 năm 1954.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất đất nước đúng theo mong ước của Bác Hồ kính yêu.

Ảnh: 11giờ30 ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, Chính phủ Dương Văn Minh đã đầu hàng vô điều kiện.

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân tham gia mít tinh vì hòa bình tổ chức tại Moskva, năm 1924.
Ngày 10 tháng 7 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thành phố Novosibirsk, mở đầu cuộc đi thăm hữu nghị chính thức Liên Xô.

Ảnh: Quang cảnh buổi đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở sân bay Novosibirsk.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón tiếp, chào mừng tại sân bay Moskva trong chuyến sang thăm Liên Xô, tháng 8 năm 1957.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ Nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXII, tháng 10 năm 1961.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô German Titovtham quan vịnh Hạ Long, tháng 1 năm 1962.
Tại Thủ đô Moskva, Nhân dân Liên Xô mít tinh ủng hộ Việt Nam chống Mỹ cứu nước, ngày 08 tháng 12 năm 1965.
Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ hội đàm với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev, ngày 04 tháng 11 năm 1969.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn và Đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viếng Lăng Vladimir Ilyich Lenin, ngày 03 tháng 7 năm 1980.
Trên con tàu vũ trụ “Liên hợp 37”, nhà du hành Phạm Tuân (người đầu tiên của châu Á) và nhà du hành Liên Xô Viktor Gorbatko đã bay vào không gian. Đây là sự kiện lịch sử của Việt Nam, cũng là cơ sở ban đầu cho sự hợp tác về khoa học công nghệ trong lĩnh vực vũ trụ giữa Việt Nam và Liên Xô.

Ảnh: Phi công vũ trụ Liên Xô, Đại tá Gorbatko và Trung tá Phạm Tuân, phi công vũ trụ Việt Nam tại Trạm huấn luyện chào mừng ở Liên Xô, tháng 7 năm 1980.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hoàng Văn Phong và Giám đốc Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Khoa học và Văn hóa trực thuộc Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga V.V Tereshkova ký văn bản hợp tác trao đổi văn hóa Việt Nam – Liên bang Nga, ngày 28 tháng 01 năm 2003.
Các nhà khoa học Liên Bang Nga - Việt Nam cùng với lãnh đạo Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin họp báo về hậu quả chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam, ngày 28 tháng 10 năm 2005.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2006.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn Yểu tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban về chính sách kinh tế, doanh nghiệp và du lịch của Duma Quốc gia Nga - Bazukin Yuri Alexandrovich, ngày 21 tháng 3 năm 2006.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng MiKhail Fradkov chứng kiến Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia hai nước tại Trụ sở Chính phủ Liên Bang Nga, ngày 11 tháng 9 năm 2007.
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Thứ nhất Chính phủ Liên Bang Nga Igor Ivanovich Shuvalov ký Biên bản Khóa họp lần thứ 20 về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, ngày 08 tháng 9 năm 2017.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội khánh thành ngày 29 tháng 8 năm 1975 - một kỳ đài lịch sử của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, là công trình của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô (Liên Bang Nga ngày nay).
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được Liên Xô giúp đỡ về cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đào tạo sau đại học và nghiên cứu sinh những năm 1976 -1979.
Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô tại Hà Nộiđược Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô trao tặng và do kiến trúc sư Liên Xô G. G. Isakovich thiết kế.
Nhà máy thủy điện Trị An là công trình do Liên Xô giúp nước ta xây dựng tại tỉnh Đồng Nai, gồm 4 tổ máy với công suất 420.000 KW, hàng năm sản xuất 1,7 tỷ đến 1,8 tỷ KW/h; hồ nước rộng 3.000km2 chứa 2,5 tỷ m3 nước, phục vụ tưới tiêu nông nghiệp.

Ảnh: Chuyên gia Liên Xô Yurojrkin - Kỹ sư Trưởng và Giám đốc Xí nghiệp 2 Ngô Bình Đoàn chỉ huy trên công trình ngăn sông Đồng Nai, ngày 12 tháng 01 năm 1987.

Nhà máy Thủy điện Hoà Bình khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994 là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Trương Tấn Sang tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên Bang Nga Gennady Ziuganov, ngày 15 tháng 3 năm 1998.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đón Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga Mikhail Fradkov và phu nhân thăm Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2006.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Thị trưởng thành phố SaintPetersburg dự lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai thành phố, tháng 12 năm 2006.
Bà Phạm Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng quà lưu niệm cho Ông Valentin A. Kuptsov, Phó Chủ tịch Duma quốc gia Liên Bang Nga, ngày 22 tháng 11 năm 2004.
Ông Nguyễn Thành Tài, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Phó Thị trưởng Thứ nhất thành phố Vladivostok ký Bản ghi nhớ về việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai thành phố, ngày 21 tháng 5 năm 2009.
Ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Anh hùng phi công vũ trụ Nga Victor Gorbatko và Trung tướng Phạm Tuân nhân Kỷ niệm 30 năm chuyến bay vũ trụ Việt – Xô thành công, ngày 27 tháng 7 năm 2010.
Ông Hứa Ngọc Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tiếp Ông Takchidi Khristo, Chủ tịch Hội nhãn khoa Liên Bang Nga, ngày 29 tháng 4 năm 2011.
Đại diện Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam đón đoàn tàu hải quân Liên Bang Nga thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh tại cảng Nhà Rồng, ngày 06 tháng 4 năm 2012.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Ông Sviatoshenko Vladimir Alekseyevich, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Bang Nga, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy, đại biểu Duma thành phố Moskva, ngày 29 tháng 4 năm 2014.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu Đảng nước Nga thống nhất (ER) do Ông Andrey Klimov, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng toàn thể ER, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề quốc tế Hội đồng Liên Bang Nga dẫn đầu đến thăm và làm việc tại thành phố, ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy tiếp ông Aratoly Borovik, Tổng lãnh sự Liên Bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ, ngày 27 tháng 12 năm 2014.
Ông Lê Hoàng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga Dmitry Medvedev, ngày 07 tháng 4 năm 2015.
Ông Lê Thanh Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Ông Krivolapov Aleksandr Nikolaevich, Phó Thống đốc vùng Kursk, Liên Bang Nga, ngày 09 tháng 12 năm 2016.
Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh tiếp Phó Thủ tướng Thứ nhất Chính phủ Liên Bang Nga Igor Ivanovich Shuvalov, ngày 08 tháng 9 năm 2017.
Đoàn lãnh đạo các cơ quan báo chí Thành phố Hồ Chí Minh do Bà Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại báo Komsomolxkaia Pravda (Sự Thật Thanh Niên) nhằm tham quan, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ báo chí, truyền thông và quan hệ hợp tác giữa hai bên, ngày 7 tháng 6 năm 2017.
Đoàn cán bộ lãnh đạo báo chí Thành phố Hồ Chí Minh dâng hoa, chụp ảnh lưu niệm tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Moskva nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/2017), tháng 6 năm 2017.
Đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh cùng Hội Hữu nghị Việt – Nga thăm Quỹ Hòa bình Liên Bang Nga, tháng 9 năm 2002.
Phu nhân Thủ tướng Liên Bang Nga Mikhail Fradkov đến thăm Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2007.
Đại diện Tổng Lãnh sự quán Liên Bang Nga trao tặng tư liệu cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 2007.
Ông Trần Thành Long, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh tham dự buổi họp mặt Kỷ niệm 91 năm Cách mạng Tháng Mười Nga tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố (7/11/1917 - 7/11/2007)
Lễ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga (18/01/1950 – 18/01/2015) tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn ca múa nhạc Bạch Dương biểu diễn tại Nhà hát Hòa Bình trong khuôn khổ “Những Ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam”, năm 2010.
Biểu diễn nghệ thuật trong “Những Ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam” năm 2013 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh nhân Kỷ niệm 96 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2013).
Ông Anatoli Vasilievich Borovik, Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Hội nhập và phát triển”, ngày 09 tháng 12 năm 2014.
Du khách thích thú với các món quà lưu niệm đến từ nước Nga tại Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Phát triển và hội nhập” năm 2015 tổ chức tại Công viên 23/9.
Lăng Vladimir Ilyich Lenin được xây dựng tại trung tâm Quảng Trường Đỏ, Thủ đô Moskva, là nơi bảo quản, lưu giữ thi hài của V.I. Lênin – lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Quảng Trường Đỏ, niềm tự hào của nước Nga.
Cung điện Smolnui (thành lập năm 1808) – nơi làm việc của cơ quan chính quyền và Thống đốc thành phố Saint Petersburg.
Cung điện Mùa Hè được khởi công xây dựng vào năm 1714, dưới thời Sa hoàng Pierre Đại đế (1672 - 1725). Được mệnh danh là “Versailles của nước Nga”, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Khải Hoàn môn Narva nằm ở Quảng Trường Pobedy (Thủ đô Moskva) là công trình tôn vinh cuộc chiến tranh giữ nước chống lại Napoleon năm 1812. Trong thế chiến lần thứ II, Khải Hoàn môn bị hư hại nghiêm trọng, sau đó được hồi phục lại nguyên bản vào năm 1951.
Quảng trường trước Điện Cadan được xây dựng vào thế kỷ thứ 19.
Chiến hạm Rạng Đông trên sông Neva ở thành phố Saint Petersburg là một biểu tượng vĩ đại của lịch sử Nga. Nó trở thành con tàu bảo tàng nổi trên sông.
Bảo tàng Chiến tranh vệ quốc vĩ đại nằm trên đồi Poklonnaya, Thủ đô Moskva, khánh thành năm 1995, nhân Kỷ niệm 50 năm chiến thắng phát xít Đức. Từ xa nhìn thấy một đài kỷ niệm hình tháp gắn các phù điêu bằng đồng đỏ cao 141,8m, tượng trưng cho 1.418 ngày đêm của cuộc chiến tranh khốc liệt trong 4 năm 1941 – 1945.
Bảo tàng Hermitage (Cung điện Mùa Đông - Saint Petersburg) nổi bật với màu trắng và xanh lá cây cùng một số vật trang trí màu vàng kim trên tường tạo nên không gian vương giả và thanh lịch.
Nhà thờ Saint Basil lộng lẫy như tòa lâu đài trong các câu chuyện cổ tích, tọa lạc phía Nam Quảng Trường Đỏ, gần cung điện Kremli.
Sông Volga nằm ở miền tây nước Nga là con sông quan trọng nhất. Toàn bộ chiều dài của nó đều thuận lợi cho việc giao thông đường thủy, và là trung tâm thương mại từ xưa của Nga.
Đông đảo du khách xem hội mở cầu trên sông Neva vào lúc 1giờ sáng. Trên dòng sông này, có nhiều cây cầu được mở hàng đêm, có cầu mở hai nhịp giữa, có cầu mở một nhịp gần bờ; thường nhịp cầu được nâng khoảng 75 độ thì dừng lại. Tất cả chỉ kéo dài trong khoảng 10 phút.
Hệ thống ga tàu điện ngầm tại Thủ đô Moskva - niềm tự hào của nước Nga. Ga chính thức hoạt động từ năm 1935, là một trong những hệ thống chuyên chở hành khách có tải trọng lớn nhất thế giới.
Phía trong trung tâm mua sắm GUM nổi tiếng tại Moskva.
Trường Đại học Tổng hợp Lomonosov ở Thủ đô Moskva là một công trình kiến trúc độc đáo, xứng tầm với một trong những trường đại học danh tiếng nhất của Nga - nơi nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam đã từng học tập và nghiên cứu.
Ðêm trắng nước Nga là hiện tượng kỳ lạ diễn ra vào mùa hè, nửa đêm ánh sáng mới tắt và 4 giờ sáng lại bừng lên, đây là khoảnh khắc kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho nước Nga.
Hồ Baikal là hồ sâu nhất và lâu đời nhất trên trái đất, chứa khoảng 20% lượng nước ngọt của thế giới.
Toàn cảnh đảo Vasilievsky Ostrov có hình mũi tên.
Elbrus thuộc dãy núi Caucasus ở miền Nam nước Nga, là nơi thu hút những du khách thích khám phá và mạo hiểm.
Tượng đài kỷ niệm những người anh hùng bảo vệ Leningrad ở Quảng trường Chiến Thắng.
Tượng Pushkin bên ngoài Cung điện Mùa Thu. Người được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”.
Thành phố Saint Petersburg là cố đô, là thành phố lớn thứ hai của Nga, mang nét đẹp tráng lệ, cổ kính và thơ mộng.
Đảo Kizhi nằm trên hồ Onega với nhiều công trình mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa, là kỳ quan thứ tám của thế giới.
Thu hoạch lúa mì ở Nga.
Nghệ thuật múa dân gian của Nga.
Những học sinh nghệ sĩ múa Balê tương lai.
Thanh thiếu niên Nga tại diễn đàn Thanh niên Châu Á.
Búp bê Matryoshka – biểu tượng của văn hóa Nga.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 5
Lượt truy cập: 476731