Thứ Sáu 29/03/2024 11:29 GMT+7

Sài Gòn - Gia Định - Thành phố Hồ Chí Minh 322 năm hình thành, phát triển và hội nhập

Ngày đăng: 20/07/2020
Năm 1698, Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh triều đình Nhà Nguyễn vào Nam kinh lược “Lập xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn Đồng Nai”, chính thức đưa vùng đất mới vào bản đồ Đại Việt.

Ảnh: Ngôi nhà tại thôn Đại Phúc, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình ngày nay - nơi sinh Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 – 1700).



Ký họa: Trong lịch sử hình thành vùng đất phương Nam, từ buổi đầu lưu dân các vùng Trung bộ đã theo quan quân Chúa Nguyễn Hoàng vào khẩn hoang lập ấp.

Ảnh: Trang phục người Việt thế kỷ 17 – 18.


Các nghề thủ công sớm hình thành trên vùng đất mới để đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội.
Ký họa của Trường Mỹ thuật Gia Định – Sài Gòn năm 1935 - Nghề làm đồ gốm.
Cảng Sài Gòn là một cảng nước sâu không bị bồi lấp, thuận tiện cho tàu thuyền có trọng tải lớn ra vào và giao thương hàng hóa với các tỉnh thành và các nước.

Ký họa: Bờ sông Sài Gòn.

Chợ Lớn cũ (nay là Bưu điện Quận 5) hoạt động sôi nổi, nhộn nhịp, tập trung nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân Nam bộ.

 

 

Chợ Bình Tây do ông Quách Đàm, một thương nhân người Hoa xây dựng vào năm 1928 với phong cách kiến trúc cổ mang đậm phong cách Á Đông nhưng ứng dụng những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn. Hiện nay, chợ Bình Tây được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Thành phố, là đầu mối buôn bán hàng hóa lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời là điểm du lịch tham quan mua sắm của du khách trong và ngoài nước.
Chợ Bến Thành – ngôi chợ nổi tiếng nhất Sài Gòn, được khánh thành năm 1914 ở gần ga xe lửa Sài Gòn. Thời kỳ đầu, chợ được gọi là chợ Mới – phân biệt với chợ Cũ vốn nằm gần chỗ bến nước của thành xưa, bên bờ sông Bến Nghé. Chợ là trung tâm thương mại chính của Sài Gòn, nơi tập trung nhiều nhà buôn lớn với hàng hóa cao cấp, là nơi tham quan, mua sắm của người dân Sài Gòn và các tỉnh.
Với vị trí và điều kiện thuận lợi, Sài Gòn nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ sầm uất, giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp.

Ảnh: Ngân hàng Shanghai (Thượng Hải) 1915, nay là trụ sở Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (góc đường Bến Chương Dương – Hồ Tùng Mậu).

Dinh Xã Tây là một trong những công trình kiến trúc cổ điển được xây dựng từ năm 1898 do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Đặc biệt, về trang trí nội thất, tất cả các sảnh, phòng đều rất cầu kỳ và đa dạng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
Dinh Xã Tây hiện nay là trụ sở làm việc của Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

 


Nhà thờ Đức Bà được xây dựng từ năm 1877 đến năm 1880, kiến trúc theo phong cách Roman, mọi vật liệu xây dựng đều được đưa từ Pháp sang. Đây là một trong những công trình kiến trúc công giáo độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
Hiện nay Nhà thờ thuộc Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh được trùng tu sửa chữa lớn từ năm 2018 đến nay.
Dinh Norodom, nay là Hội trường Thống Nhất khởi công xây dựng từ năm 1962 đến 1966 theo bản vẽ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - công trình tiêu biểu cho nền kiến trúc đương đại nước nhà. Đây là nơi ghi dấu sự kiện quan trọng vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, Hội trường Thống Nhất được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, nơi diễn ra các sự kiện lớn của Thành phố, đất nước và là một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của du khách khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

 


Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900, phong cách kiến trúc “flamboyant” giống như Nhà hát lớn Hà Nội, đặc biệt là các phù điêu và tượng đắp nổi mặt tiền được đưa từ Pháp sang.
Ngày nay, Nhà hát được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia, là địa điểm đẹp, trang trọng để biểu diễn văn hóa nghệ thuật và tổ chức các sự kiện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Đền thờ Hùng Vương trong khuôn viên Thảo Cầm Viên, Quận 1 là một trong những nơi thờ vua Hùng Vương cổ xưa nhất Thành phố. Ðặc biệt, vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, Đền thờ tổ chức lễ dâng hương và Lễ hội trang trọng.
Năm 1796 triều đình nhà Nguyễn cho lập Văn Thánh Miếu và mở khoa thi Hương đầu tiên ở Sài Gòn để tuyển chọn nhân tài tại Trường Thi (Nhà Văn hóa Thanh niên ngày nay).

Ảnh: Một cảnh tại Trường Thi.

Thầy đồ và học trò xưa.

 

 

Thời thuộc Pháp, Sài Gòn có điều kiện tiếp thu giáo dục, tri thức của các nước phương Tây.

Ảnh: Lớp học họa hình trường Mỹ thuật Gia Định năm 1925, nay là trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ cuối thế kỷ XIX, người dân Sài Gòn đã biến chữ Quốc ngữ do Pháp truyền bá thành công cụ phát triển văn hóa, văn học và mở mang dân trí.

Ảnh: - Gia Định báo – Tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời tại Sài Gòn năm 1865. Trương Vĩnh Ký là người viết báo tiếng Việt đầu tiên ở nước ta.

- Nông Cổ Mín Đàm – tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên về nông nghiệp và thương mại, số ra đầu tiên ngày 1 tháng 8 năm 1901.

Sài Gòn từ thế kỷ XIX tiếp xúc nhiều với nền văn hóa Tây Âu nhưng sinh hoạt của người Sài Gòn vẫn mang đậm truyền thống dân tộc.

Ảnh: Phong cách tiếp khách của phụ nữ Sài Gòn năm 1930.

Đoàn hát Sài Gòn tham dự Hội chợ đấu xảo tại Marseille (Pháp), năm 1906.

 

 

Một vở cải lương xưa.

 

 

 


Đêm 22 rạng sáng ngày 23 tháng 11 năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam kỳ, Nhân dân Nam Bộ đã vùng lên đấu tranh đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ là “những tiếng súng báo hiệu cho cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc, là bước đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc Đông Dương”.
Nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945.

 


Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công trụ sở chính quyền cách mạng non trẻ tại Sài Gòn, chính thức xâm lược nước ta lần thứ hai. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nhất tề đứng lên quyết chiến với kẻ thù xâm lược.

Ảnh: Nhân dân Củ Chi đào hào, đặt chông chống thực dân Pháp trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến, tháng 9 năm 1945.

Sự kiện ngày 9 tháng 1 năm 1950 đã đi vào lịch sử trở thành Ngày Truyền thống Sinh viên, Học sinh toàn quốc với hình ảnh Liệt sĩ - học sinh Trần Văn Ơn trường Pétrus Ký hy sinh anh dũng trong phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Sài Gòn.
Ngày 19 tháng 3 năm 1950, hàng vạn đồng bào Sài Gòn xuống đường đấu tranh phản đối hai tàu chiến Mỹ Anderson và Sticken cập cảng Sài. Cuộc biểu tình đã đạt được thắng lợi và đi vào lịch sử, trở thành Ngày Toàn quốc chống Mỹ.

 

Nhân dân xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi vùng lên diệt tề, phá thế kềm kẹp của địch trong những ngày Đồng Khởi, năm 1960.

 

 

Quần chúng Nhân dân và đồng bào Phật tử biểu tình chống sự đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm trên đường phố Sài Gòn, năm 1963.

 

Du kích xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi bắn rơi máy bay trực thăng Mỹ tại Bàu Lách, ngày 9 tháng 5 năm 1965.

 

 

Một góc Tổng nha Cảnh sát Đô thành của Ngụy quyền Sài Gòn bị chiến sĩ an ninh T4 đánh sập trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Chiến sĩ đặc công Rừng Sác (Trung đoàn 10) trước giờ xuất kích tấn công kho xăng Nhà Bè, ngày 3 tháng 12 năm 1973.

 

11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng thuộc Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 tiến chiếm Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Dương Văn Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc Việt Nam.

Ảnh: Ngày 15 tháng 5 năm 1975 tại Dinh Độc Lập – Sài Gòn, trước hàng vạn Nhân dân, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đọc diễn văn mừng chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

 

 


Tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa VI đã họp kỳ họp đầu tiên để kiện toàn bộ máy Nhà nước Việt Nam thống nhất, Sài Gòn – Gia Định được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

 

 

 

Hàng triệu người dân Thành phố đã tham gia vào công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh góp phần giữ vững thành quả cách mạng và ổn định chính trị.

Ảnh: Lực lượng công an tuần tra bảo vệ Thành phố trong những năm đầu sau giải phóng.

Cảng Sài Gòn phát huy tự chủ, đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu liên tục sau ngày giải phóng.

 

Người dân Thành phố tích cực học tập bằng nhiều hình thức để xóa mù chữ sau ngày Thành phố được giải phóng nhằm chung tay xây dựng cuộc sống mới.

Ảnh: Lớp xóa mù chữ ở Nông trường 7, Lê Minh Xuân.

Nữ thanh niên xung phong Thành phố tham gia tải đạn tại chiến trường biên giới Tây Nam, năm 1978.

 

 

Nhờ sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố, cuộc sống người dân ngày càng ổn định và khởi sắc.

Ảnh: Nhân dân Thành phố tham quan chợ hoa Nguyễn Huệ được tổ chức lần đầu tiên sau ngày Thành phố được giải phóng, năm 1981.

Năm 1982, căn nhà tình nghĩa đầu tiên do Thành phố xây dựng cho thương binh Đào Văn Của, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi đã mở đầu cho phong trào xây tặng Nhà tình nghĩa và sau đó được lan tỏa khắp cả nước.

 

 

Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp gỡ điển hình Thanh niên tiên tiến toàn Thành phố, năm 1983.


Đồng chí Nguyễn Văn Linh, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thăm Xí nghiệp Liên hợp Máy công cụ, năm 1984.

 

 

Công ty Lương thực Thành phố năng động, sáng tạo với mô hình kinh doanh theo nguyên tắc “Bán theo giá, đảm bảo kinh doanh”, phục vụ đủ nhu cầu lương thực cho người dân Thành phố – một trong những mô hình kinh tế tiêu biểu của Thành phố đóng góp quan trọng trong việc hình thành đường lối đổi mới đất nước.

Lễ khánh tuyến đường Nhà Bè – Duyên Hải trong dịp Kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

Đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước gắn Huân chương Sao Vàng (lần 1) lên cờ truyền thống của Thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 10 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985).

 

Bước vào giai đoạn đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư xây dựng nhiều thiết chế văn hóa cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi – giải trí, sinh hoạt văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Ảnh: Các công trình văn hóa của Thành phố được xây dựng từ những năm 1980 – 1990.

Lễ hội Nghinh Ông truyền thống của ngư dân huyện Cần Giờ có lịch sử hơn 100 năm và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia từ năm 2013. Đây là lễ hội gắn liền với tín ngưỡng của ngư dân vùng biển Cần Giờ với nhiều hoạt động cầu mong một mùa đánh bắt bội thu.

Ảnh: Lễ rước Bằng xếp hạng Di tích cấp Thành phố Lăng Ông Thủy Tướng và Chứng nhận Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ đón bằng của UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Hội trường Thống Nhất, ngày 11 tháng 02 năm 2014.

 

Đường hoa Nguyễn Huệ là một trong những hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan vào dịp Tết Nguyên đán.

 

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt “Bài ca kết đoàn” nhân Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) tại 4 điểm cầu: Quảng trường Ba Đình (Thủ đô Hà Nội), Trường Quốc học Huế (Thành phố Huế), Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Nhà Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An), đêm 01 tháng 9 năm 2019.

Ảnh: Chương trình “Bài ca kết đoàn” diễn ra ở đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh.

Lãnh đạo Thành phố và đại diện Lãnh sự quán, cơ quan ngoại giao đoàn, Hội hữu nghị các nước cắt băng khai mạc Lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh - Phát triển và hội nhập” năm 2019 vào ngày 29 tháng 11 năm 2019.

 

Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho Đội Robot FXR Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh vô địch cuộc thi Robocon Châu Á – Thái Bình Dương năm 2004 tổ chức tại Hàn Quốc.

Trường Mầm non Tân Thông Hội 2, huyện Củ Chi đạt chuẩn quốc gia với trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ việc dạy học và vui chơi của trẻ em địa phương.

 

Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ I năm 2019 đã xét chọn, trao giải cho 44 công trình tiêu biểu thuộc 7 lĩnh vực với 4 giải nhất, 15 giải nhì và 25 giải ba.

 

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao giải cho nhóm tác giả lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tại Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2019.

Lãnh đạo Thành phố và các ban ngành đón mừng cháu bé đầu tiên ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, ngày 30 tháng 4 năm 1998.

Ngày 10 tháng 12 năm 2016, Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành khu phẫu thuật bằng robot trên người lớn đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nền tảng phát triển bền vững kỹ thuật công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, bước đầu hiện thực hóa đề án Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Thành phố thông minh.

Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, với tinh thần “Đoàn kết, sáng tạo, xung kích, tình nguyện”, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh luôn phấn đấu trở thành những người “vừa hồng, vừa chuyên” trong xây dựng, phát triển, bảo vệ Thành phố và đất nước.
Cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh do Đài Truyền hình Thành phố tổ chức hàng năm vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) từ năm 1989 đến nay ngày càng mở rộng lộ trình, thu hút các vận động viên nước ngoài tham gia, tương lai cuộc đua sẽ mở rộng ra khu vực Đông Nam Á.

Ảnh: Giải xe đạp Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh 2019 “Non sông liền một dải” với 16 chặng đường đi qua các tỉnh, thành kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh vào trưa ngày 30/4 thu hút 83 tay đua tham dự.

Chủ tịch Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Nguyễn Vĩnh Nghiệp tặng quà cho các em được Hội bảo trợ chữa trị khuyết tật, năm 2005.

Ngày 24 tháng 7 năm 2014, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ nhận phụng dưỡng suốt đời 27 Mẹ Việt Nam Anh hùng. Đây là hành động thiết thực nhằm tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam Anh hùng của tuổi trẻ Thành phố.

Khởi đầu từ chiến dịch “Ánh sáng văn hóa hè” năm 1994 do Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đến nay được nhân rộng trong cả nước thành Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh đã huy động được sức trẻ chung tay phát triển đời sống xã hội, vì cộng đồng, mang lại hiệu quả thiết thực đối với bà con vùng sâu, vùng xa.

Ảnh: Đoàn viên thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh tích cực hưởng ứng Lễ ra quân Chiến dịch Mùa hè xanh năm 2019.

Toàn cảnh hội nghị báo cáo 1 năm triển khai thực hiện kết luận 21-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2019.

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao Giải thưởng “Đại đoàn kết toàn dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh” cho ông Nguyễn Đình Đầu – Nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh với công trình Quyển sách “Chủ quyền Việt Nam trên biển Đông và Hoàng Sa – Trường Sa” tại Lễ trao Giải thưởng “Đại đoàn kết toàn dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ I năm 2019, ngày 16 tháng 11 năm 2019.
Lãnh đạo Thành phố chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III với chủ đề: "Đồng bào các dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh bình đẳng đoàn kết, phát huy nội lực cùng nhau xây dựng Thành phố thông minh, văn minh, hiện đại, nghĩa tình", ngày 12 tháng 12 năm 2019.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ biểu dương 153 tập thể và 239 cá nhân thực hiện tốt việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018 - 2019, ngày 14 tháng 5 năm 2019.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng Bằng công nhận cho các xã nông thôn mới giai đoạn nâng cao tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2020 - 2025, ngày 28 tháng 11 năm 2019.
Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp với Công an Thành phố ra quân đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Các lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy, Công an, Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thành phố, Thanh niên xung phong, Cảng vụ Hàng hải cùng đông đảo người dân huyện Nhà Bè và Cần Giờ tham gia Diễn tập tìm kiếm cứu nạn và khắc phục sự cố cháy nổ tại bến phà Bình Khánh, ngày 31 tháng 10 năm 2014.

Bộ đội Biên phòng phối hợp cùng Dân quân Tự vệ tuần tra bảo vệ an ninh vùng biển xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.

 

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác và tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các nước trên tinh thần vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của thế giới.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm về Đô thị thông minh giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hoa Kỳ, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chứng kiến đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố và Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) ký kết thỏa thuận tài trợ xây dựng tiếp nhận và xử lý thông tin khẩn cấp, cứu nạn, cứu hộ của Thành phố thông qua một số viễn thông duy nhất giai đoạn 2016 - 2020 và sau năm 2020.

Việc đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát và điều khiển giao thông (giai đoạn 1), đã giúp Thành phố Hồ Chí Minh nâng tầm công tác quản lý giao thông đô thị trên địa bàn.

Ảnh: Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Trần Vĩnh Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Trung tâm giám sát và điều khiển giao thông.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 2000 đang phấn đấu trở thành một trong những nơi giao dịch chứng khoán mang đẳng cấp quốc tế, góp phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của quốc gia và khu vực.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy và đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài vào Khu Công nghệ cao Thành phố, ngày 18 tháng 12 năm 2019.

 

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham quan sản phẩm tiêu biểu được trưng bày tại Hội thảo “Các ngành Công nghiệp Thành phố - Vai trò và tiềm năng phát triển”, ngày 06 tháng 12 năm 2019.
Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công 17 Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và 01 Khu Công nghệ cao, thu hút mạnh các dự án đầu tư nước ngoài và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần phát triển kinh tế Thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình đô thị hóa trong tương lai.

Ảnh: Dây chuyền sản xuất thiết bị y tế xuất khẩu tại Công ty Nikkiso Việt Nam - Khu Chế xuất Tân Thuận.

 

Nuôi cấy mô các giống cây trồng mới tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hỗ trợ giống cây năng suất cao cho hộ gia đình, trang trại... theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị.

Ảnh: Kiểm tra quy trình cấy mô nhân giống các loại cây trong phòng sáng tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành chăn nuôi Bò sữa trên địa bàn các xã Nông thôn mới huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh đã và đang phát triển, trở thành thế mạnh đặc biệt của ngành nông nghiệp Thành phố.

Ảnh: Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh.

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương dẫn đầu trong ngành du lịch.

Ảnh: Du khách tham quan địa đạo Củ Chi – Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Từ nguồn vốn kêu gọi đầu tư nước ngoài, nhiều vùng đầm lầy, kênh rạch ở Nhà Bè xưa được xây dựng và phát triển trở thành những khu đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng sống tốt.

Ảnh: Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7.

Đường hầm vượt sông Sài Gòn với chiều dài gần 1.500m được đầu tư xây dựng đầu tiên tại Việt Nam, nối liền toàn tuyến Đại lộ Đông - Tây Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình trọng điểm mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh được thông xe, ngày 20 tháng 11 năm 2011.

Cầu vượt Tân Sơn Nhất là một trong những công trình trọng điểm được đầu tư xây dựng nhằm giải tỏa ùn tắc giao thông khu vực vào sân bay.

 

 


Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là công trình trọng điểm nhằm giải quyết nhu cầu giao thông ở phía Đông Thành phố, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

Ngày 17 tháng 02 năm 2020, Ban Quản lý đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kết nối thông suốt toàn tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài 19,7km từ Depot Long Bình (Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương) đến ga trung tâm Bến Thành (Quận 1).

Công trình Cầu Sài Gòn 2 góp phần giảm ùn tắc giao thông cho cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh và tòa nhà Landmark cao nhất Thành phố cùng Khu đô thị mới Thủ Thiêm về đêm.

 

Nút giao thông hiện đại tại khu vực Cát Lái – xa lộ Hà Nội đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

Đường Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông nội đô đẹp nhất thành phố Hồ Chí Minh.

 

 


Nút giao thông và dải phân cách trên quốc lộ 1A đoạn An Sương – An Lạc (thuộc tuyến vành đai 2 của thành phố Hồ Chí Minh).

 

 

 


Tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Tòa nhà The Landmark 81 có độ cao 461,3m, với 81 tầng được xây dựng tại vị trí trung tâm của khu đô thị Vinhomes Central Park, ngay bên bờ sông Sài Gòn đáp ứng môi trường sống chất lượng cao của người dân thành phố Hồ Chí Minh.

Một góc thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao.

 

 


Quang cảnh Bến Nhà Rồng về đêm.

 

Một góc thành phố Hồ Chí Minh chụp từ trên cao, tuyến kênh xanh.

 

 

Công trình cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những dự án vệ sinh môi trường trọng điểm của Thành phố góp phần tạo vẻ mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng sống của người dân Thành phố.

 

Tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé được cải tạo sạch đẹp, làm tiền đề phát triển dự án du lịch đường sông của Thành phố.

 


Tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé được cải tạo sạch đẹp, làm tiền đề phát triển dự án du lịch đường sông của Thành phố.

 

Công trình cải tạo, nâng cấp toàn tuyến kênh Tân Hóa – Lò Gốm góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng sống của người dân được khánh thành ngày 05 tháng 4 năm 2015.

 

Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 4
Lượt truy cập: 502767