Thứ Năm 25/04/2024 16:37 GMT+7

TRIỂN LÃM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - LÃNH TỤ KÍNH YÊU CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Ngày đăng: 24/05/2016
Triển lãm kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2016) tại phố đi bộ Nguyễn Huệ từ ngày 17/5/2016 đến ngày 27/5/2016.
Ngôi nhà ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung (sau này trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh) ra đời vào ngày 19 tháng 5 năm 1890
Song thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cụ ông Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan.
Song thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cụ ông Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng Thị Loan.
Ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã thường xuyên nghe các bậc cha chú đàm đạo việc nước (Tranh vẽ).
Với tên Nguyễn Tất Thành khi đang là học sinh trường Quốc học Huế, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia biểu tình chống thuế tại Tòa khâm sứ Trung Kỳ ở Huế, ngày 09 tháng 5 năm 1908 (Tranh vẽ).
Trường Dục Thanh tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận - nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành có thời gian dạy học trước khi vào Sài Gòn, năm 1911.
Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan và sự thất bại của các phong trào yêu nước, ngày 05 tháng 6 năm 1911, lấy tên là Văn Ba - Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên con tàu Amiral Latouche-Tréville tại bến cảng Sài Gòn, rời Tổ quốc thân yêu, bôn ba khắp thế giới để tìm đường cứu nước.
Sơ đồ hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm 1941. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xây (Versailles) Bản yêu sách yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng cho nhân dân Việt Nam.
Tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (Tours). Tại Đại hội, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Nguyễn Ái Quốc cùng Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân tham dự mít tinh vì hòa bình tổ chức tại Mát-xcơ-va, năm 1924.
Nguyễn Ái Quốc với một số đại biểu Châu Phi tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản tổ chức ở Mát-xcơ-va, năm 1924.
Nhà số 13 và 13/1 đường Văn Minh, Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) là trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nơi Nguyễn Ái Quốc mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam, năm 1925.
Nguyễn Ái Quốc huấn luyện đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam tại thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), trong đó có những lãnh tụ tiêu biểu như đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự,... (Tranh vẽ).
Nhà Hợp tác tại Nakhon Phanôm (Thái Lan) – một trong những địa điểm Nguyễn Ái Quốc đã sống và làm công tác vận động phong trào yêu nước của kiều bào Việt Nam ở Thái Lan từ năm 1928 đến năm 1929.
Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng – Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta (Tranh vẽ).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) bùng lên mạnh mẽ. Đây là bước chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (Tranh vẽ).
Từ năm 1936 đến năm 1939, nhân dân tham gia mít tinh, biểu tình khắp các địa phương, buộc chính quyền thực dân Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. Đây là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Ngày 28 tháng 01 năm 1941, sau gần 30 năm xa Tổ quốc, Người về nước cùng Đảng và nhân dân Việt Nam tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa Cách mạng, chuẩn bị lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 (Tranh vẽ).
Từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên khởi nghĩa, giành chính quyền. Cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập và dân chủ. Ảnh: Nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, giành chính quyền về tay nhân dân, ngày 19 tháng 8 năm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nhậm chức và giới thiệu thành phần Chính phủ tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, Hà Nội, tháng 02 năm 1946.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại biểu các nước đồng minh lắng nghe Bản Tạm ước 6/3 trước khi ký kết chính thức Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp tại Hà Nội, năm 1946.
Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trước Hội đồng thành phố Pa-ri (Pháp) tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam giữ vững nền độc lập, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Biên Giới giành thắng lợi, ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn được giải phóng, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ thế phòng ngự sang thế phản công. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị quân đội trước khi vào chiến dịch Biên Giới, năm 1950.
Tháng 12 năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng họp, quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Ngày 07 tháng 5 năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đánh bại hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Ảnh: Lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ-cát-xtơ-ri trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có công xây dựng tình đoàn kết, hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng và quốc tế cùng chiến đấu vì sự công bằng, hòa bình và tiến bộ của các dân tộc. Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh được đón chào khi đến thăm thành phố Nô-vô-xim-biêc, mở đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức Liên Xô (nay là Liên bang Nga), ngày 10 tháng 7 năm 1955.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu cao cấp đến thăm Ấn Độ, tháng 02 năm 1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu Ban Thường trực Quốc hội kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa I tại Hà Nội, tháng 1 năm 1957.
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn về cách mạng miền Nam tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) tổ chức tại Hà Nội, tháng 01 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện cùng đoàn nhà báo L’Unita của Đảng Cộng sản Italia tại Phủ Chủ tịch, ngày 12 tháng 6 năm 1959.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, năm 1960.
Từ ngày 27/3/1964 đến ngày 28/3/1964, Hội nghị chính trị đặc biệt được tổ chức tại Hà Nội do Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập, thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn dân quyết tâm đưa cách mạng Việt Nam tiến lên giành thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đại biểu các tổ chức, các nước trên thế giới tham dự Hội nghị quốc tế đoàn kết với Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ hòa bình tại Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1964.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đón, gặp gỡ Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản tại Hà Nội, năm 1966.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị họp bàn quyết định mở hiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, năm 1968.
11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đúng theo mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Đông đảo nhân dân Sài Gòn tham dự mít tinh mừng giải phóng, chào mừng Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định ra mắt đồng bào, ngày 7 tháng 5 năm 1975.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – biểu tượng sáng ngời của tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc ta. Người sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Ảnh: Hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà Văn hóa lớn” thu hút sự tham gia của hơn 1000 đại biểu Việt Nam và các nước trên thế giới, năm 1990.
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thăm công nhân khu lưu trú nhân dịp Tết Nguyên Đán, năm 2013.
Đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân Quận 1, năm 2012.
Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi với cử tri Quận 9 trước kỳ họp lần thứ 20 Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII, ngày 06 tháng 12 năm 2015.
Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tham quan Công ty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam, ngày 03 tháng 3 năm 2016.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng hoa và động viên tân binh tiếp bước cha anh lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền của Tổ quốc, năm 2016.
Công an Thành phố Hồ Chí Minh thi đua học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, tích cực tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường góp phần đảm bảo an ninh trật tự Thành phố.
Các tập thể, cá nhân thực hiện tốt Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được Thành ủy biểu dương, khen thưởng, ngày 31 tháng 8 năm 2015.
Thành phố Hồ Chí Minh long trọng tổ chức Lễ khánh thành và báo cáo với Nhân dân, Đảng bộ Thành phố về hoàn thành xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890 – 19/5/2015).
Liên hoan Tuyên truyền Lưu động năm 2015 với chủ đề “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, Thành phố anh hùng” chào mừng thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng do Trung tâm Thông tin Triển lãm Thành phố phối hợp với Trung tâm Văn hóa các quận – huyện tổ chức.
Đồng chí Lê Văn Khoa, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố chúc mừng những du khách quốc tế đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
Y, bác sĩ Bệnh viện quận Tân Phú luôn tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho nhân dân – một trong những tập thể thực hiện tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thực hiện “Lương y như từ mẫu”, đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhi.
Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Đồng diễn võ thuật Vovinam chào mừng 70 năm Ngày Truyền thống ngành Thể dục thể thao Việt Nam (27/03/1946 – 27/03/2016) tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Rèn luyện sức khỏe theo gương Bác Hồ vĩ đại là một nét đẹp trong đời sống của người dân Thành phố. Ảnh: Người dân Thành phố tập thể dục ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
Đường hoa Nguyễn Huệ là một trong những hoạt động văn hóa tiêu biểu hàng năm của Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan vào dịp Tết Nguyên đán.
Các xã nông thôn mới được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, nhất là hệ thống trường lớp học khang trang, nhằm đào tạo nguồn nhân lực trẻ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Giờ thực hành vi tính tại Trường Tiểu học Vàm Sát, huyện Cần Giờ.
Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đầu tư dây chuyền hiện đại sản xuất nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, tham gia bình ổn thị trường.
Tác phong chuyên nghiệp của lực lượng công nhân làm việc tại Công ty Nikkso Việt Nam - Khu Chế xuất Tân Thuận.
Kỹ sư Khu Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tích cực nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật lai tạo các giống cây trồng chất lượng cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố.
Cà chua bi giống mới, năng suất cao được trồng trong nhà kính tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Các trang trại bò sữa tại các xã nông thôn mới ngày càng được đầu tư hiện đại, cho sản phẩm chất lượng cao.
Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây được thông xe toàn tuyến vào ngày 08 tháng 02 năm 2015, đây là công trình trọng điểm nhằm giải quyết nhu cầu giao thông ở phía Đông Thành phố.
Cầu Bình Lợi và đường Phạm Văn Đồng (thuộc tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài) đến nay đã kết nối với Quốc lộ 1A, góp phần phát triển giao thông khu vực cửa ngõ Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cầu Kiệu trên tuyến đường Hai Bà Trưng, Quận 1, được xây dựng mới nhằm đảm bảo an toàn giao thông Thành phố.
Đường hầm sông Sài Gòn là công trình đường hầm vượt sông hiện đại nhất Đông Nam Á, có chiều dài 1,49 km, rộng 33m, gồm 06 làn xe lưu thông cho xe ô tô và xe máy. Công trình đưa vào vận hành từ năm 2011 đến nay.
Trên công trường lắp đặt tuyến đường sắt Metro Bến Thành – Suối Tiên, năm 2016.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng – Quận 7 hơn 10 năm qua tiếp tục được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, phục vụ nhu cầu nhà ở và môi trường sống chất lượng cao cho người dân Thành phố.
Quang cảnh Khu đô thị mới Quận 2 dọc theo tuyến Metro và xa lộ Hà Nội ngày càng được đầu tư phát triển văn minh – hiện đại.
Toàn cảnh bán đảo Thủ Thiêm, Quận 2 – Khu đô thị mới phát triển trong tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong công tác đền ơn đáp nghĩa, phong trào xã hội – từ thiện với nhiều hoạt động mang đậm chất nhân văn, nghĩa tình của người dân Thành phố. Ảnh: Các em học sinh viếng đền thờ Bác Hồ trong Khu Tưởng niệm Ngã Ba Giồng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh trao quyết định tặng Nhà tình nghĩa và quà cho gia đình chính sách ở huyện Củ Chi.
Với tinh thần tương thân, tương ái, các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức xây tặng nhiều Nhà tình thương giúp dân nghèo có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.
Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo Thành phố phối hợp với các đơn vị thực hiện chương trình phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể cho bệnh nhân nghèo.
Đại điện Bộ Đội Biên phòng Thành phố tặng quà cho học sinh trường chuyên biệt Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tặng quà và vé xe cho công nhân có điều kiện khó khăn về quê vui Tết cùng gia đình, năm 2016.
Nhiều đơn vị doanh nghiệp tại Thành phố tích cực đưa hàng Việt chất lượng cao, bình ổn thị trường phục vụ công nhân các Khu Chế xuất – Khu Công nghiệp, vùng ngoại thành, nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động.
Nhiều hộ nông dân tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi được hỗ trợ sản xuất hàng mây tre thủ công từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo.
Sinh viên tình nguyện tham gia chương trình bê tông hóa các tuyến đường, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện lời Bác dạy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, xây dựng Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 4
Lượt truy cập: 591858