Thứ Ba 19/03/2024 09:07 GMT+7

Bộ ảnh Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam”

Ngày đăng: 21/05/2014
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC  Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An với tên Nguyễn Sinh Cung. Cha của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) là một trí thức yêu nước, mẹ là cụ Hoàng Thị Loan là một phụ nữ hiền hậu, đảm đang. Ảnh: Song thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC  Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An với tên Nguyễn Sinh Cung. Cha của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc) là một trí thức yêu nước, mẹ là cụ Hoàng Thị Loan là một phụ nữ hiền hậu, đảm đang. Ảnh: Song thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Nguyễn Sinh Cung là một học trò thông minh, chăm chỉ học tập, thích đọc truyện và thơ ca yêu nước. Những buổi đàm luận về thời cuộc giữa cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc với những nhà yêu nước khác mà Người được nghe, đã sớm giáo dục cho Người tinh thần yêu nước, thương dân. Tranh vẽ: Nguyễn Sinh Cung đang nghe các bậc cha chú đàm đạo việc nước (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh).
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Tranh vẽ: Với tên Nguyễn Tất Thành khi còn là học sinh trường Quốc học Huế, Người tham gia biểu tình chống thuế tại Tòa khâm sứ Trung Kỳ ở Huế, ngày 09 tháng 05 năm 1908 (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh).
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Mùa hè năm 1908, Nguyễn Tất Thành thôi học, rời Huế vào miền Nam để tìm cách ra nước ngoài. Người đã dừng lại tại Phan Thiết và dạy học trong một thời gian ngắn tại trường Dục Thanh.
Tranh vẽ: Trường Dục Thanh, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học, năm 1910 (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh).
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Với mục đích giải phóng nước nhà khỏi ách thống trị của bọn thực dân, ngày 05 tháng 06 năm 1911, trên chiếc tàu Amiral Latouche Tréville của Pháp tại Bến cảng Sài Gòn, với tên gọi Văn Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, khởi đầu cuộc trường chinh vĩ đại vì độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Tháng 12 năm 1920, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, Người tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (Tours). Tại Đại hội, người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Năm 1924, Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ 5 thông qua nghị quyết về việc thành lập Mặt trận Thống nhất Công nhân và nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Ảnh: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc với đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Để chuẩn bị tiến tới thành lập Đảng của những người cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt đầu tiên cho cách mạng Việt Nam, trong đó có những người tiêu biểu như: đồng chí Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự...
Tranh vẽ: Lớp huấn luyện cán bộ Cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu (Trung Quốc) (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh).
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Hương cảng - Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và quyết định cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng nước ta.
Tranh vẽ: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh).
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 1931) là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đây là bước chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Ngày 28 tháng 01 năm 1941, sau gần 30 năm xa Tổ quốc, Người về nước cùng Đảng và nhân dân Việt Nam tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Từ ngày 14 đến ngày 25 tháng 8 năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên khởi nghĩa, giành chính quyền. Cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập và dân chủ.
Ảnh: Nhân dân Hà Nội đánh chiếm Bắc Bộ Phủ, giành chính quyền về tay nhân dân, ngày 19 tháng 8 năm 1945.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, năm 1945.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Trước dã tâm xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp, tháng 09 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu trước Hội đồng thành phố Pa-ri (Pháp) tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc ta giữ vững nền độc lập, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Biên giới phía bắc giành thắng lợi, ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn được giải phóng, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ thế phòng ngự sang thế phản công.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị quân đội trước khi vào Chiến dịch Biên Giới, năm 1950.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Tháng 12 năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng họp quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm chiến lược của thực dân Pháp tại Việt Nam.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp trao nhiệm vụ chỉ huy cho Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn mưu đồ xâm lược của thực dân Pháp.
Ảnh: 17 giờ 30 phút ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ-cát-xtơ-ri trên chiến trường Điện Biên Phủ.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Ngày 01 tháng 01 năm 1955, nhân dân Thủ đô Hà Nội tổ chức mít tinh chào đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ từ Việt Bắc về thủ đô sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi; ở miền Bắc, nhân dân ta tiến hành xây dựng Chủ nghĩa Xã hội; ở miền Nam, Mỹ thay chân Pháp âm mưu xâm chiếm lâu dài nước ta. Tháng 05 năm 1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa II) do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã thông qua đường lối cách mạng miền Nam trường kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược để đi đến thống nhất đất nước.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Cao trào đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử, cải thiện dân sinh, dân chủ, chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đặc biệt là phong trào Đồng Khởi bùng lên ở Bến Tre và nhanh chóng lan rộng khắp miền Nam.
Ảnh: Đồng bào Củ Chi trong những ngày Đồng Khởi, năm 1960.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, ngày 17 tháng 7 năm 1966.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Từ giữa năm 1965 đến năm 1968, quân và dân ta chiến thắng oanh liệt trên khắp các chiến trường ở cả hai miền Nam Bắc, báo hiệu sự thất bại thảm hại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ.
Ảnh:Biệt động Sài Gòn tấn công Tòa Đại sứ Mỹ trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Đón mùa xuân chiến thắng bên xác máy bay B52 của Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi trong trận Điện Biên Phủ trên không, tháng 12 năm 1972.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước
Ảnh: Nhân dân Sài Gòn chào đón đoàn quân chiến thắng tiến vào Dinh Độc Lập trong ngày giải phóng, 30 tháng 04 năm 1975.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời của tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Người sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Ảnh: Lễ mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước được tổ chức trọng thể trên khắp mọi miền Tổ quốc, năm 1975.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Hội thảo quốc tế “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” diễn ra tại Hà Nội, năm 1990.
* CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Câu trích: “Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu tượng kiệt xuất của sự khẳng định quyền dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...” (Nghị quyết UNESCO, năm 1987).
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đại biểu các đơn vị tham dự Hội nghị tổng kết chiến dịch Lê Hồng Phong II tại Việt Bắc, năm 1950.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm bộ đội diễn tập chiến đấu, năm 1957.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Hội Phật giáo Việt Nam, ngày 03 tháng 01 năm 1957.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Bác Hồ thăm một gia đình đồng bào dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, năm 1952.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội. Người nhắc nhở công nhân phát huy truyền thống cách mạng, ra sức xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ủng hộ miền Nam kháng chiến.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm cán bộ, công nhân viên Nhà máy in Tiến Bộ tại Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 1959.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh có một tình cảm đặc biệt và niềm tin mãnh liệt vào nhân dân. Người chỉ ra trách nhiệm to lớn của Đảng với nhân dân là “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Ảnh: Bác Hồ thăm bà con nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đang thu hoạch vụ lúa đầu tiên sau cải cách ruộng đất, năm 1954.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Với cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn luôn sâu sát với tình hình sản xuất ở các địa phương.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp kiểm tra máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa Sở Nông Lâm Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 1960.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu trí thức dự Hội nghị chính trị đặc biệt. Tại Hội nghị, Người kêu gọi “Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”, ngày 27 tháng 3 năm 1964.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hội nghị cán bộ nữ toàn miền Bắc, năm 1956.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thế hệ trẻ Việt Nam tình yêu thương, sự quan tâm và niềm tin sâu sắc. Người yêu cầu “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Ảnh: Bác Hồ tại Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cứu quốc lần II, năm 1956.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu niên nước ta thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, Người đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Ảnh: Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng, phố Hàng Than, khu Trúc Bạch, Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1958.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm các bệnh nhân nhỏ tuổi đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Thái Nguyên thể hiện tình thương yêu vô hạn đối với thế hệ măng non của đất nước, ngày 13 tháng 3 năm 1960
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi dân tộc vùng cao Việt Bắc, năm 1960.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Hồ Chủ Tịch cùng các cháu thiếu nhi Việt Nam và quốc tế vui đón năm mới tại Hà Nội, tháng 12 năm 1955.
“Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà.
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha.
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến.
Lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa”. (“Bác ơi”, Tố Hữu 06 - 9 - 1969).
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng xúc động khi Người nói đến miền Nam ruột thịt tại kỳ họp Quốc hội khóa I, tháng 12 năm 1956.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm triển lãm “Nhân dân miền Nam quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” tổ chức tại Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 1965.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Bác Hồ chăm sóc cây vú sữa của đồng bào miền Nam tặng Người.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Suốt cả cuộc đời, Người luôn hướng về miền Nam, dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt cho cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam đang sinh sống, học tập ở miền Bắc.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt thân mật đại biểu học sinh các trường miền Nam nhân kỷ niệm 02 năm Ngày lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Phủ Chủ tịch, ngày 20 tháng 7 năm 1956.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác Hồ vẫn dành thời gian đến thăm các cháu Trại Nhi đồng miền Nam.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Bác Hồ ân cần hỏi thăm cháu Nguyễn Văn Bột, một thiếu niên miền Nam sống sót sau vụ thảm sát của Mỹ - ngụy ở Bến Tre ra dự Hội nghị Quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ tại Hà Nội, năm 1964.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Bác Hồ với đoàn cải lương Nam Bộ sau buổi biểu diễn tại Phủ Chủ tịch, ngày 22 tháng 12 năm 1968.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu niên anh hùng dũng sĩ miền Nam trong đoàn Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc, năm 1969.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ của Đảng, của cả dân tộc ta, nhưng với miền Nam – đi trước về sau, kiên cường đánh giặc suốt mấy chục năm trường, chịu biết bao đau thương, gian khổ, luôn là nơi Bác Hồ gửi gắm những tình cảm tin cậy và yêu thương nhất. Người từng nói: “Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi”.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Nhân dân Sài Gòn giương cao khẩu hiệu “Hồ Chủ Tịch muôn năm” trong cuộc biểu tình chống Mỹ, ngày 19 tháng 3 năm 1950.
BÁC HỒ - MỘT TÌNH YÊU BAO LA
Nhân dân Tây Nguyên nâng niu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, có công xây dựng tình đoàn kết rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới.
Ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào hòa bình Pháp sang thăm Việt Nam, ngày 15 tháng 3 năm 1955.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Nhân dân Ba Lan nồng nhiệt đón chào Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 7 năm 1957.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Liên Xô, tháng 8 năm 1957.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một gia đình công nhân Hung-ga-ri ở Thủ đô Bu-đa-pét, tháng 8 năm 1957.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức ở Công-gô, năm 1969.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thoong-xinh Thăm-ma-vông lưu bút tại Khu Di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 21 tháng 11 năm 2006.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Lễ khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Công viên “Tự do cho các dân tộc” tại Trung tâm lịch sử của Thủ đô Mê-hi-cô, ngày 16 tháng 1 năm 2009.
BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM BẠN BÈ THẾ GIỚI
Bức tường Danh nhân tại thủ đô Pa-ri Pháp, nơi lưu giữ chân dung những vĩ nhân đã làm nên thế kỷ XX, trong đó có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ngày 25 tháng 8 năm 2011.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị giới thiệu chuyên đề năm 2013 “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, ngày 27 tháng 3 năm 2013.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Hội nghị giới thiệu chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 04 tháng 3 năm 2014.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy và đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các chức sắc tôn giáo xem triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Chương trình Lắng nghe và trao đổi với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đài Truyền hình Thành phố tổ chức, ngày 13 tháng 02 năm 2012.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và các đại biểu tham quan triển lãm “Những tấm gương bình dị tỏa sáng giữa đời thường” tại Nhà Văn hóa Thanh niên. Triển lãm nhằm tôn vinh 96 tập thể, cá nhân tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với nhiều thành quả đáng trân trọng.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Học sinh tiểu học nghe thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đồng chí Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh và đồng chí Huỳnh Thanh Hải, Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trao giải báo chí cho các cá nhân, tập thể tại Lễ trao giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đợt 1 (giai đoạn 2011 – 2015).
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Chương trình giao lưu nghệ thuật “Vững bước theo Người” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tôn vinh những tập thể và cá nhân thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ nhân kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2013).
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Chương trình họp mặt và trao tặng tủ sách “Từ ấy – Tôi học tập và làm theo lời Bác” do Nhà Văn hóa Thanh niên tổ chức.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Các bạn trẻ Quận 4 tìm hiểu về Bác Hồ qua những cuốn sách, tư liệu do Quận Đoàn cung cấp nhằm phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Hội thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ đề “Ánh sáng thời đại” lần V, năm 2012 do Thành Đoàn, Đại học Quốc gia, Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đông đảo sinh viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hội thi “Sáng mãi tên Người”, lần thứ 5, năm 2012.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đoàn viên, thanh niên Quận 3 tham gia Hội thi kể chuyện điển hình làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề“Nhớ lời Bác dạy”, năm 2012.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thường trực Ban Bí thư, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trao đổi với các đại biểu dự Hội nghị Tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động, năm 2010.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Bí thư Thành ủy và Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân Thành phố Hồ Chí Minh trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc thực hiện tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2013).
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đảng bộ Khối Dân – Chính – Đảng Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương gương điển hình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Lễ kỷ niệm 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2012).
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tuyên dương các tập thể và cá nhân thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại Lễ kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2012).
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh chúc mừng các cá nhân tại Hội nghị biểu dương Công nhân viên chức – Lao động học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Các gương điển hình tiên tiến giao lưu tại Hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị và tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, tháng 4 năm 2014.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Đoàn viên thanh niên tại Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác, năm 2011.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
82 đội viên được tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2013.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Quận ủy Quận 3 tổ chức Liên hoan điển hình “Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
 Hội nghị Tuyên dương gương điển hình “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2013, do Quận ủy Quận 8 tổ chức.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 
Các gương điển hình Công an Thành phố Hồ Chí Minh được tuyên dương tại Hội nghị Tổng kết 05 năm thực hiện phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” và Sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thấm nhuần tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu luôn phát huy truyền thống yêu nước, xung kích, đoàn kết, sáng tạo, góp phần bảo vệ và xây dựng Thành phố ngày càng phồn vinh, văn minh và phát triển bền vững.
Ảnh: Đảng viên trẻ tiêu biểu xuất sắc lực lượng Công an Thành phố Hồ Chí Minh báo công dâng Bác nhân kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2013).
Liên kết website
Điểm đến
Lượt truy cập
Đang online : 8
Lượt truy cập: 475807